Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 930/QĐ-TTg về việc bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản.
Đội tàu khai thác xa bờ của ngư dân neo đậu
tại cảng cá Mỹ Tân (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Theo đó, Chính phủ đồng ý về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách
trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện một số chính sách phát triển
thủy sản theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ
(bao gồm chi phí đào tạo, duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép; chính
sách bảo hiểm và chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với năm 2018, 2019,
2020) theo cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực
hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020 tại Quyết định số
579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ như đề nghị của Bộ Tài chính
tại văn bản số 4398/BTC-NSNN nêu trên.
Kinh phí bổ sung là 462, 095 tỷ đồng, được
trích từ ngân sách trung ương cho 27 địa phương thực hiện chính sách phát triển
thủy sản từ năm 2015 đến năm 2019 (nguồn kinh phí thực hiện chính sách phát
triển thủy sản đã được Quốc hội cho phép sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm
2021 tại Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách nhà
nước năm 2021) như đề nghị của Bộ Tài chính. Trong đó, cấp bổ sung cho
tỉnh Hải Phòng là 13,883 tỷ đồng; Quảng Ninh 500 triệu đồng; Nam Định 17,329
tỷ đồng; Ninh Bình 1,055 tỷ đồng; Thái Bình 3,912 tỷ đồng; Thanh
Hóa 36,520 tỷ đồng…
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội
dung và số liệu báo cáo, đề xuất và thông báo bổ sung kinh phí từ ngân sách
trung ương cho các địa phương liên quan thực hiện theo quy định. Việc quản lý,
sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, đúng
đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Theo Baotintuc
Chiều 10/6, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra theo hình thức trực tuyến, trả lời một số câu hỏi liên quan đến tình hình Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định: "Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông”.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, với suất đầu tư từ 2,5 - 3 tỷ USD/GW điện gió ngoài khơi, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm tỷ USD trong thập niên tới. Tỷ lệ nội địa hóa tới trên 50% còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
Châu Á: Thị trường tiềm năng nhất
Dù ở đảo chìm hay đảo nổi thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây đều thể hiện tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ra sức thi đua xây dựng huyện đảo thực sự VMTD, góp phần để đảo xa gần với đất liền hơn.
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 8-6-2001, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 4254/QĐ-QL thành lập Phòng Pháo binh-Tên lửa bờ trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Phòng có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và thực hành chiến đấu Pháo binh-Tên lửa bờ trong thời bình và thời chiến.
Không chỉ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và sản xuất kinh doanh, Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn tích cực tham gia cứu nạn, sửa chữa tàu thuyền và hỗ trợ, cấp cứu ngư dân hoạt động trên biển; giúp bà con yên tâm bám ngư trường đánh bắt hải sản phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực về làm theo tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân của Bác Hồ.
Ngày 21/5, cán bộ, chiến sĩ cụm đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.