Mangsec trang Đại hội Đảng

Theo Kết luận số 118-KL/TW, định hướng cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp xã, ngoài các chức danh đã nêu ở Chỉ thị 35 thì bổ sung thêm chức danh phó chủ tịch UBND cấp xã.

Điều chỉnh, bổ sung cơ cấu, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư của 4 đảng bộ thuộc Trung ương

Theo đó, điều chỉnh, bổ sung cơ cấu, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư của 4 đảng bộ thuộc Trung ương, gồm: Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 39; số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 17.

Đối với Đảng bộ Chính phủ: số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 61; số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 17.

Đối với Đảng bộ Quốc hội, số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 39 và số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 19.

Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương, số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 45 và số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 15.

Về số lượng phó bí thư, mỗi đảng bộ nêu trên có 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 2-3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.

Bộ Chính trị chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các đảng ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 và 2025-2030.

Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định thành lập tổ chức Đảng các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và 2025-2030.

Quy định số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư nhiệm kỳ 2025 – 2030 của 2 đảng bộ trực thuộc tỉnh

Kết luận số 118-KL/TW cũng quy định số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư nhiệm kỳ 2025 – 2030 của 2 đảng bộ trực thuộc tỉnh là Đảng bộ các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND tỉnh của các tỉnh, thành phố.

Cụ thể về Đảng bộ các cơ quan Đảng của tỉnh, thành phố, số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 27 (riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 33); số lượng ủy viên ban thường vụ, đối với các tỉnh và thành phố không quá 9 (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 11); số lượng phó bí thư, các tỉnh, thành phố có 1 phó bí thư thường trực và 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.

Về Đảng bộ UBND tỉnh, thành phố, số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 27 và số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 9.

Về số lượng ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện theo Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XIII.

Điều chỉnh, bổ sung theo hướng số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp xã từ 5-7

Riêng số lượng, cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp xã có điều chỉnh, bổ sung theo hướng số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp xã từ 5-7; định hướng cơ cấu ban thường vụ ngoài các chức danh đã nêu ở Chỉ thị 35 thì bổ sung thêm chức danh phó chủ tịch UBND cấp xã.

Đối với các đảng bộ, chi bộ dự kiến kết thúc hoạt động thì không tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.

Đối với các đảng bộ, chi bộ thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập, tiến hành đại hội với 2 nội dung: tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ, chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025 (nếu có) và xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2025-2030; thảo luận, đóng góp ý kiến dự thảo các văn kiện đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030; phân bổ số lượng và chỉ định đại biểu của các đảng bộ, chi bộ này dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Các đảng bộ, chi bộ không thuộc diện phải kết thúc hoạt động, thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức đại hội theo Chỉ thị số 35-CT/TW.

Theo Báo Hà Tĩnh


Các tin khác


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND các cấp

           Bùi Đức Hinh 

Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

(HBĐT) - Điều 19. Mê tín, hoạt động mê tín; ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.

Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

(HBĐT) - Điều 17. Can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

(HBĐT) - Điều 15. Tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Đảng viên không được: Tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong những việc sau:

Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Ngày 9-3, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị tới các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trình,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục