Mangsec trang Đại hội Đảng

Ngày 27/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị đã được Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo - Ảnh: TTXVN

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; các thành viên Tiểu ban Văn kiện, Thường trực Tổ Biên tập Văn kiện cùng tham dự.

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện trình bày Tờ trình của Tổ Biên tập về dự thảo Báo cáo chính trị.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ Biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm để trình Thường trực Tiểu ban bản dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ 6 sau nhiều lần chỉnh sửa, góp ý.

Quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn kiện- Ảnh 2.
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - Ảnh: TTXVN

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến, hoàn thiện trình Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng và tiến độ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm nên nội dung Báo cáo thể hiện ở tầm quan điểm, chủ trương; phải thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới; khơi dậy được sự tự hào, tự cường, tự lực và tự tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, vào mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, tiếp tục quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là ba nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn kiện: Kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách.

Quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn kiện- Ảnh 3.
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm nên nội dung Báo cáo thể hiện ở tầm quan điểm, chủ trương

Để Báo cáo chính trị thật sự là sản phẩm trí tuệ của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Tiểu ban, Tổ Biên tập phải phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó. Nghiên cứu kỹ các văn bản đã ban hành; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý; chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế; những cách làm hay, mô hình mới trong thực tế, nhất là thực tiễn qua 40 năm đổi mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban Văn kiện cũng như Tổ Biên tập Văn kiện sắp tới còn rất lớn, thời gian đến Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII không còn nhiều, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị; cần tiếp tục dành thời gian, tâm sức thỏa đáng, phối hợp, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tiểu ban, thường trực tổ biên tập các tiểu ban khác để hoàn thành công việc cực kỳ quan trọng và nhiều ý nghĩa này với chất lượng cao nhất và đúng tiến độ./.


Theo Chinhphu.vn


Các tin khác


Từ Đại hội đến Đại hội

Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI tổ chức từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, trong số đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương; 153 đại biểu nữ; 115 đại biểu các dân tộc thiểu số;50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất;...Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.

Infographic: Trọng tâm tuyên truyền từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 168-HD/BTGTW, ngày 23-9-2024 về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đại hội lần thứ V của Đảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp nội bộ từ ngày 15 đến 24/3/1982 và họp công khai từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục