Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Hòa Bình là 1 trong 94 trọng điểm đánh phá của Mỹ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cùng với cả nước, quân và dân trong tỉnh không quản ngại hy sinh, gian khó đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến; ở hậu phương tích cực tham gia lao động sản xuất, chiến đấu đánh trả các đợt dội bom của địch. Đến nay, những trận đánh bắn rơi máy bay Mỹ vẫn in đậm trong ký ức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trở thành niềm tự hào để xây dựng quê hương.


Ông Bùi Văn Kệnh (ngoài cùng bên phải), xóm Thá, xã Thu Phong (Cao Phong) bên các con cháu ôn lại kỷ niệm bắn rơi máy bay F105 của Mỹ ngày 20/7/1966.

Trở lại xã Thu Phong (Cao Phong) vào những ngày tháng Tư lịch sử, được nghe kể chiến công oanh liệt của quân và dân xã dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966. Câu chuyện về chiến công dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ mấy chục năm về trước vẫn được lưu truyền và là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân xã Thu Phong. Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Kệnh, xóm Thá, xã Thu Phong, ông đã 84 tuổi, người duy nhất còn sống trong tiểu đội 5 người tham gia bắn rơi máy bay Mỹ tại dốc Cun năm nào. 

Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Trước tình hình đánh phá của máy bay Mỹ, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, xã Thu Phong đã triển khai công tác quân sự và sẵn sàng chiến đấu. Ông Kệnh nhớ lại: Cán bộ, quân và dân xã Thu Phong phát động phong trào thi đua vừa tăng gia sản xuất, vừa chiến đấu, sẵn sàng tay cày, tay súng đánh giặc Mỹ xâm lăng, bắn phá miền Bắc. Các khu vực đồi cao trên địa bàn xã thành các điểm sẵn sàng trực chiến và chiến đấu cả ngày đêm. Đồng ruộng, nương rẫy là chiến hào. Có mấy chiếc máy bay của địch bay ở tầm thấp từ đường 12 lên khu vực đỉnh dốc Cun. Cả tiểu đội 5 người dùng súng trường bắn tới tấp làm chiếc máy bay F105 của Mỹ trúng đạn lao xuống dốc núi, nổ lớn, bốc cháy thành cột khói lớn đen ngòm. Phi công bị tiêu diệt.

Sự kiện quân và dân xã Thu Phong dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ làm nức lòng, cổ vũ quân và dân toàn tỉnh, xã Thu Phong được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba. Tổ dân quân trực tiếp lập công được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Đảng bộ và nhân dân xã phấn khởi đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng về thăm, động viên tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của dân quân tự vệ. Truyền thống anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, nhân dân xã Thu Phong đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, cải thiện cuộc sống người dân tốt hơn.

Cùng với quân và dân xã Thu Phong, ngày 31/5/1965, dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa - nay thuộc xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ; ngày 29/4/1966, dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái; ngày 30/4/1967, dân quân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) bắn rơi máy bay phản lực hiện đại nhất nước Mỹ. 

Trong hơn 1.100 ngày đêm Mỹ thực hiện đánh phá tại tỉnh Hòa Bình (từ ngày 3/5/1965 - tháng 3/1968), quân và dân Hòa Bình đã chiến đấu gần 1.000 trận, bắn rơi 39 máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc lái, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Với tinh thần cảnh giác cao, quân và dân Hòa Bình đã phối hợp bộ đội chủ lực chủ động đón đánh và liên tiếp đánh bại không quân Mỹ, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ. Quân và dân tỉnh Hòa Bình đã góp sức đáng kể vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.


Lê Chung

Các tin khác


Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Rộn ràng thành phố Điện Biên Phủ gần ngày đại lễ

Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cận kề. Cũng như bao người con đất Việt cùng hướng về Điện Biên để hòa mình vào không khí hào hùng, náo nức của ngày đại lễ, từ Hòa Bình, tôi ngược đường lên mảnh đất anh hùng. Vượt qua những cung đường đèo, dốc đến TP Điện Biên Phủ, khí thế những ngày chuẩn bị cho đại lễ khiến tôi choáng ngợp. Mảnh đất đã từng hứng nhiều bom đạn, nếm trải bao đau thương, mất mát, nơi quân và dân một lòng vì độc lập dân tộc nay đã thay da đổi thịt.

Đoàn Kết - nơi những khẩu sơn pháo Điện Biên “thử lửa”

Để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa tới Điện Biên Phủ công phá quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh.

Những mốc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Hòa Bình xin trân trọng điểm lại những mốc thời gian của chiến dịch này.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục