Những căn nhà tạm, dột nát là thực trạng đáng lo tại một số xóm vùng cao nghèo của xã Tân Minh (Đà Bắc). Thời gian gần đây, nhờ sự chung tay của cộng đồng và nỗ lực từ Dự án Xây dựng nhà bằng gạch đất không nung, giấc mơ về một mái ấm vững chắc đang dần trở thành hiện thực với các hộ nghèo. Đây không chỉ là thành quả từ nguồn lực cộng đồng, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và trách nhiệm xã hội.


Hộ ông Hà Văn Nén, xóm Chầm, xã Tân Minh (Đà Bắc) được tặng nhà mới xây bằng gạch đất không nung.

Hai gia đình đầu tiên được hưởng lợi từ Dự án Xây dựng nhà bằng gạch đất không nung là hộ ông Hà Văn Nén, xóm Chầm và bà Xa Thị Hậu, xóm Cò Phày. Đây là 2 hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên căn nhà mới như một giấc mơ, mang theo hy vọng và sự khởi đầu mới. Đại diện gia đình ông Hà Văn Nén xúc động chia sẻ: "Chúng tôi không thể diễn tả hết niềm vui, sự biết ơn. Ngôi nhà này thực sự là món quà lớn, mang lại sự ổn định và an toàn cho gia đình."

Cùng với nhà mới, những phần quà thiết thực cũng được trao tặng cho 2 gia đình, giúp họ có thêm động lực để phấn đấu. Tại lễ bàn giao nhà, đại diện chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể và bà con trong xóm đều chung niềm vui. Đây là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, sự chung tay góp sức vì người nghèo với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhà mới của ông Hà Văn Nén và bà Xa Thị Hậu được xây dựng bằng gạch đất không nung -giải pháp nguyên liệu được đánh giá cao của Dự án Xây dựng nhà bằng gạch đất không nung. Đây là một trong những sáng kiến trong công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dự án nghiên cứu có tính liên ngành giữa kiến trúc - kết cấu - vật liệu - cơ khí của các khoa trong Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Công trình nhà nhân ái dành cho 2 gia đình tại xã Tân Minh là kết quả ứng dụng của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ mã số RD 49-22 của Bộ Xây dựng và dự án hợp tác quốc tế ReBuMat. Sau đó, nhóm tác giả của dự án đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất gạch đất không nung và quy trình thi công tường bằng gạch đất không nung dạng tự chèn (interlocking) cho đồng bào dân tộc Tày tại xã Tân Minh. Người dân địa phương đã tiếp nhận, làm chủ kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất gạch đất không nung và thi công xây dựng nhà ở bằng vật liệu này.

Với hiệu quả rõ rệt, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa phương tại huyện Đà Bắc, cũng như các địa phương khác, mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống người dân vùng sâu, vùng xa.

Đại diện dự án - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết: Dự án đã sử dụng gạch đất không nung - một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, được sản xuất từ nguồn đất đồi tại địa phương. Đây là giải pháp không những tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nghèo, mà còn mở hướng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại địa phương và bảo vệ môi trường. Những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vùng cao, đồng thời mang đến không gian sống ấm cúng và an toàn.

"Chúng tôi cam kết đồng hành lâu dài với các địa phương, không chỉ hỗ trợ về nhà ở mà còn mang đến các giải pháp bền vững, giúp bà con vươn lên thoát nghèo” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu khẳng định.



Thế Anh
Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc

Các tin khác


Huyện Yên Thủy huy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN), giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, cấp uỷ, chính quyền huyện Yên Thủy đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây mới và sửa chữa nhà ở. Qua đó giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

3.194 hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình vừa công bố danh sách các hộ dân được hỗ trợ theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) về đích đúng hạn, huyện Lạc Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi các nguồn ủng hộ, hỗ trợ về kinh phí, nguyên liệu từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư để XNT, NDN cho hộ nghèo.

Huyện Kim Bôi tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với quyết tâm cao, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Kim Bôi đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay đã có hơn 200 ngôi nhà của người có công, hộ nghèo, cận nghèo được xây mới, sửa chữa và bàn giao sử dụng.

Huyện Lạc Thủy phấn đấu hoàn thành sớm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian này, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các cơ quan, đoàn thể, đơn vị từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Lạc Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt để đạt kết quả cao nhất trong thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Huyện Đà Bắc nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, huyện Đà Bắc đã huy động, tập trung tối đa nguồn lực xã hội giúp đỡ các hộ hoàn cảnh khó khăn sớm có nhà ở vững chãi, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đồng thời góp phần cùng địa phương xây dựng, hướng tới hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục