(HBĐT) - Trò chơi dân gian là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày hội đầu xuân của đồng bào các dân tộc tỉnh ta. Nhìn vào những trò chơi ấy, người ta phần nào hiểu được triết lý sống của dân tộc, chủ nhân những trò chơi đó. Đấy là những ý nghĩa cơ bản của những trò chơi dân gian của các dân tộc ở Hòa Bình.


Qua khảo sát, có thể ghi nhận rằng Hòa Bình có các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh mảng, đánh chó, đánh cù, đánh lẻ, đánh khăng, đánh đu, cò lè, chằm chỉ - chằm khăn, ném còn, đè khà, nhảy dây, kéo co, đấu vật, đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ, đánh cần khẳng, nàng khọt, khấn rượu cần, múa chơi… Người Mường có nhiều trò chơi như đánh Cò Le, đánh cù (đánh đuốn), đi cà kheo, kéo co và đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, đánh mảng, đánh đu, chằm chỉ chằm chăn…Trò đánh mảng thường được tổ chức ở sân đất nhẵn và bằng phẳng, rộng rãi, dưới những ngôi nhà sàn yên tĩnh trong xóm, trong mường. Đồng mảng là hạt của loại cây trong rừng, có hình dẹt tròn, đường kính khoảng 3-4cm, màu nâu bóng, rất dẻo và rắn. Để chơi, người chơi phải qua 10 bước. Đánh mảng có thể chơi 2 người hoặc đông người, chia thành 2 phe. Những ngày Tết, ngày cưới, sân mảng thật rộn rã đông vui. Người chơi, người xem hòa nhập cùng nhau với thái độ hồ hởi. Người chơi say sưa biểu diễn tài nghệ của mình. Người xem bình luận, hô hét khích lệ rất hào hứng. Cái vui của đánh mảng chính là ở đó. Đánh mảng là một trò chơi dân gian nổi tiếng, giàu tính nghệ thuật của dân tộc Mường, cần được gìn giữ, không thể thất truyền. Trò chơi ném còn (tung còn) thường được tổ chức trong ngày hội, lôi cuốn nhiều người chơi và rất đông người xem, nhất là trai gái bản mường. Sân chơi là một bãi cỏ rộng phẳng, không bị cây cối che chắn tầm nhìn. Có 2 loại sân chơi: Một loại là bãi cỏ trống, một loại có dựng ở giữa bãi một cây tre thẳng đã phạt hết cành lá, cao hơn cành lá, gọi là cây nêu; trên ngọn nêu treo cố định một vòng tròn một vòng tròn bằng nan tre nứa có đường kính 35-40 cm… Không gian bừng sáng, sôi động bởi nụ cười, tiếng nói cùng những sắc màu của quả còn bông, quả còn hoa tung bay trong không gian… Bên trai ném qua, bên gái ném về giao duyên cùng các câu hát đối đáp đằm thắm, ý tứ. Trò chơi này được ưa chuộng ở vùng người Tày huyện Đà Bắc, vùng người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) và 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động mỗi dịp lễ hội; là dịp vui chơi, giao lưu tình cảm, đồng thời phô diễn sức khỏe và sự tài khéo.

Người Mông còn có trò chơi độc đáo và hấp dẫn khác đó là tulu (đánh cù)… Đây là trò chơi thiên về sức mạnh và sự khéo léo; có tính đối kháng cao, có được, có thua được Nhân dân, nhất là trai bản Mông ưa thích. Trò chơi này thường dành riêng cho nam giới. Trên địa bàn tỉnh ta, các dân tộc khác như dân tộc Tày (Đà Bắc), dân tộc Dao ở các huyện, thành phố cũng vẫn duy trì các trò chơi của dân tộc mình trong những ngày lễ, Tết.

 Người Tày có các trò chơi giống như các trò chơi của các dân tộc khác như Mường, Thái với các trò chơi như: Ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh đu, đánh đuốn… Người Dao có các trò chơi như đá cầu, kéo co, nhảy dây đánh đu, bắn nỏ… Quả cầu trong trò chơi đá cầu của người Dao có đế mỏng hình tròn, đường kính độ 3 cm được đan rất khéo, bằng lá dứa tước nhỏ. Tại tâm của đế cầu cắm 3 chiếc lông gà dài 10-12 cm để quả cầu thăng bằng khi bay lên và rơi xuống. Trên sân chơi, kẻ một đường làm ranh giới giữa hai khu vực của hai đội. Người chơi được dùng bàn tay, đầu gối, kể cả vai và đầu để hất, đá, tung, đỡ quả cầu. Mỗi một lượt chơi, mỗi đội đều gồm 2-4 người phải đá cầu, tung cầu 15 quả (cầu rơi xuống được tính là 1 quả)…
Sự gần nhau, giống nhau của các trò chơi, chứng tỏ mối quan hệ, giao lưu của các dân tộc trên địa bàn Hòa Bình hết sức gần gũi và có sự học hỏi, tác động lẫn nhau. Điều đó, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, sự hài hòa, gắn kết trong cuộc sống thường ngày. Hiện nay, nhiều trò chơi như: Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn… đã trở thành môn thi đấu thể thao dân tộc tại các hội thi các cấp từ xã đến cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Nhiều VĐV của tỉnh xuất thân là các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Dao, Kinh đã đạt được các thành tích cao trong khu vực và toàn quốc. Trò chơi dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh, mang bản sắc văn hóa và tạo được sự độc đáo trong các lễ hội, điểm du lịch và cuộc sống ngày thường.


V.T (TH)

Các tin khác


Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Những bước chuyển biến mạnh mẽ của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015

(HBĐT) - Giai đoạn này, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị cao. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô. Cải cách hành chính của tỉnh đã thu được kết quả tích cực…

Những bước phát triển KT-XH tỉnh từ năm 1991 – 2011

(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập. Đây cũng là thời kỳ Hòa Bình chính thức triển khai mạnh mẽ đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng đề ra, được thúc đẩy bởi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đường lối phát triển KT-XH đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục