Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm thương mại Lương Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Những năm gần đây, mặc dù KT-XH còn khó khăn, sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, với nỗ lực của cả bộ máy chính quyền các cấp, huyện Lương Sơn đã dành nguồn lực đáng kể tập trung xây dựng nhiều công trình, nhất là các công trình góp phần thúc đẩy sản xuất và mang tính an sinh xã hội cao.
Trao đổi với lãnh đạo huyện Lương Sơn được biết, khi kinh tế khó khăn, nguồn lực của Nhà nước là hết sức quan trọng, vừa tạo việc làm, vừa tăng thu nhập cho người dân. Cùng đó, bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc tạo điều kiện nâng dần đời sống sinh hoạt và tinh thần cho người dân.
Để triển khai đồng bộ, kịp với tiến độ đề ra, nguồn vốn đảm bảo triển khai thực hiện các dự án có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, đối với các công trình được bố trí vốn năm 2016 trên địa bàn thuộc ngân sách tỉnh và T.ư vào khoảng 28 công trình. Tổng mức đầu tư gần 548 tỷ đồng, luỹ kế vốn đến năm 2015 gần 251,6 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2016 trên 41,5 tỷ đồng. Số vốn đã được giải ngân theo kế hoạch năm 2016 trên 34,56 tỷ đồng, đạt 83,15% kế hoạch.
Trong đó có 25 công trình chuyển tiếp với tổng mức đầu tư gần 513,9 tỷ đồng, luỹ kế vốn đến năm 2015 gần 251,6 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2016 gần 34,6 tỷ đồng.
Ngoài các công trình chuyển tiếp, trên địa bàn có 3 công trình được xây dựng mới gồm: đường xã Liên Sơn, trường THCS Hùng Sơn và đường liên thôn Đồng Phú – Quèn Thị, xã Cao Dương với tổng mức đầu tư 34 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn của năm 2016 đạt 7 tỷ đồng. Các công trình này đều được khởi công xây dựng từ tháng 6/ 2016.
Đối với ngân sách huyện hiện có 57 công trình nằm trong lộ trình được bố trí vốn năm 2016 với tổng mức đầu tư trên 235 tỷ đồng. Tổng luỹ kế giao năm 2016 gần 184,5 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn giao năm 2016 gần 40 tỷ đồng. Khối lượng thực hiện năm 2016 tại các công trình đạt gần 184,5 tỷ đồng. Vốn kế hoạch 6 tháng đầu năm đã giải ngân gần 18,2 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch vốn năm.
Nói về thực hiện dự án, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Vũ Chi cho biết: Lãnh đạo huyện thường xuyên tổ chức các cuộc họp với UBND các xã, thị trấn; chủ đầu tư của các dự án trên địa bàn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư, Ban QLDA và đơn vị tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện nhìn chung có chất lượng tốt, tuân thủ quy trình thi công, nghiệm thu, an toàn lao động.
Thống kê cụ thể cho thấy, trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 37 công trình hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ nguồn vốn. Cùng với đó, 20 công trình chuyển tiếp cũng đang trong tình trạng tương tự như: Công trình thoát nước khu vực sân vận động huyện, đường giao thông nông thôn xóm Đồng Sương, xã Thành Lập; trạm y tế xã Trung Sơn, đường điện xóm Rụt, xã Tân Vinh, trường THCS xã Tân Thành; trường mầm non Hoa Hoạ My, thị trấn Lương Sơn, trường tiểu học Cửu Long, kênh mương Quán, xã Hợp Châu...
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Vũ Chi, Lương Sơn là địa bàn trọng điểm của tỉnh với số đóng góp ngân sách Nhà nước luôn ở tốp đầu. Chính vì vậy, việc đầu tư hạ tầng đối với huyện hiện nay khá cấp bách. Đối với ngân sách huyện, Lương Sơn đã hạn chế đầu tư mới nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho các công trình đã triển khai xong. Bên cạnh đó, huyện mong muốn UBND tỉnh cũng như các ngành chức năng có liên quan bố trí nguồn vốn theo hướng linh hoạt hơn nhằm tạo điều kiện giải ngân sớm, góp phần thúc đẩy hơn nữa thu hút đầu tư, phát triển KT-XH địa phương.
Hồng Trung
(HBĐT) - Cách đây chừng hơn 10 năm, đời sống của phần lớn bà con từ lòng hồ sông Đà di chuyển đến các xóm của xã Vầy Nưa (Đà Bắc) gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp theo hình thức tự cung, tự cấp, manh mún, nhỏ lẻ, bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt thấp. ở một số thôn, bản đã định cư nhưng chưa định canh. Một số nơi còn tình trạng du canh, du cư, tỷ lệ hộ nghèo, đói chiếm gần 60%. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở các thôn, bản nghèo nàn.
(HBĐT) - Yên Thượng là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Cao Phong. Trong những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào đang được cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên.
(HBĐT) - Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) chiếm tới 53%, thu nhập bình quân mới đạt gần 9 triệu đồng/người/năm. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng vùng chuyên canh cây hàng hóa, liên kết chặt chẽ đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của người dân trong sản xuất nông nghiệp để xóa đói - giảm nghèo bền vững và tiến tới làm giàu trên vùng đất quê hương mình.
(HBĐT) - Ngày 21/6/2016, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và NQĐH đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Theo đó, Chương trình hành động đề ra 9 chương trình trọng tâm:
(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã thông qua Nghị quyết gồm 17 chỉ tiêu cụ thể và 4 nhóm giải pháp chủ yếu. Trong đó, mục tiêu chính là phấn đấu đưa Cao Phong trở thành huyện phát triển khá của tỉnh. Để hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, huyện xác định rõ vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV) theo tư tưởng Bác Hồ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.
(HBĐT) - Với đặc thù là xã vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, 2 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.