(HBĐT) - Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tỉnh ta phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát triển KT-XH, củng cố QP-AN của tỉnh đạt được kết quả khá toàn diện. Đó là những đánh giá, ghi nhận của CB, ĐV và nhân dân đối với hoạt động của các cấp ủy Đảng trong năm 2016.
Bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình để có định hướng phù hợp, khả thi trong lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người dân để giải quyết những tồn tại, bức xúc, tạo sự ổn định và đồng thuận để thúc đẩy phát triển KT-XH. Đó thực sự là cách làm mới đạt hiệu quả cao của các đồng chí trong BTV, Thường trực Tỉnh ủy.
Người dân thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hẳn sẽ nhớ mãi phong cách làm việc ân cần, cụ thể, tỷ mỷ của Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh khi tới thăm cơ sở sản xuất thổ cẩm truyền thống trên địa bàn. Hình ảnh Bí thư Tỉnh ủy ngồi trên khung dệt tạo cho không khí buổi làm việc thêm gần gũi, ấm áp. Gần dân, sát dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm rõ tiềm năng, lợi thế, hiểu rõ những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ, đó là yếu tố quan trọng để người đứng đầu tỉnh đề ra chủ trương ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tìm hiểu mô hình phát triển rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Một ngày ở Đồng Nghê, vùng đất cách trung tâm tỉnh lỵ trên 90 km, có địa giới giáp ranh với huyện Phù Yên (Sơn La) với Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đăng Ninh quả là ngắn ngủi. Xuống các xóm, bản tìm hiểu tình hình sản xuất và đời sống của người dân; thăm nơi ăn, ở của học sinh bán trú; thăm và tặng quà các hộ nghèo, gia đình chính sách... Đây là một trong những hoạt động ở cơ sở để Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nắm bắt, chia sẻ với những khó khăn, vất vả, cùng chung vui với những thành quả mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở vùng đất xa xôi, khó khăn nhất tỉnh trải qua và đạt được. Đồng thời, có chủ trương sát, đúng để thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Lịch trình làm việc của lãnh đạo tỉnh thực sự “chóng mặt”, không chỉ là những cuộc họp ở Trung ương, là những chuyến đi như “con thoi” làm việc với các bộ, ban, ngành và những cuộc họp của BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh, 1 năm qua, các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với hầu hết các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thành phố. Sau mỗi cuộc làm việc không chỉ dừng lại ở ban hành kết luận mà việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện được tiến hành thường xuyên, ráo riết. Cách làm đó có ý nghĩa quan trọng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người đứng đầu cấp ủy và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
“Giao ban chuyên đề là một nét mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy”. Đó là nhận xét của ông Trần Quốc Luận, cán bộ hưu trí ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). ông Luận cho biết: Qua báo chí, chúng tôi được biết lãnh đạo tỉnh đã lựa chọn những nội dung dường như đang là “điểm nghẽn” hoặc còn tồn tại, vướng mắc, thậm chí là có dư luận bức xúc tổ chức giao ban chuyên đề để nghe, thảo luận và tìm giải pháp tháo gỡ. Đơn cử như tháng 6/2016, nội dung giao ban chuyên đề về đẩy mạnh CCHC và thu hút đầu tư. Qua đó đã thẳng thắn chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả CCHC, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tháng 10/2016, giao ban chuyên đề về bảo vệ môi trường đã chỉ rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém, vướng mắc và nguyên nhân. Qua đó, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, có tính khả thi cao trong kiểm soát và bảo vệ môi trường.
Thông qua chương trình “Cafe doanh nhân” lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã thực sự gần gũi, gắn bó, chia sẻ với các doanh nghiệp. ông Vũ Quốc Chiến, Giám đốc Công ty vận tải - xây dựng 3/2 (TP Hòa Bình) tâm đắc: Đó là cách làm hay và hiệu quả. Mỗi tháng một chuyên đề, lãnh đạo tỉnh cùng các doanh nghiệp đã thẳng thắn, cởi mở bàn thảo về những khó khăn, tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ với mục tiêu cao nhất là tạo môi trường thông thoáng, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh SX-KD góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Năm 2017, một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra là nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. CB, ĐV và các tầng lớp nhân dân tin tưởng, kỳ vọng các cấp uỷ Đảng, chính quyền tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành để xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đức Phượng
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã ban hành Chương trình hành động với những mục tiêu, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Nổi bật là chương trình phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đã đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, đưa xã Bắc Phong từng bước tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí trong hành trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Hỏi: Đảng viên dự bị X. phạm tội buôn bán ma túy, bị cơ quan pháp luật bắt tạm giam. Tại tổ chức Đảng nơi đảng viên dự bị X. sinh hoạt, có 2 loại ý kiến. ý kiến thứ nhất cho rằng ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên dự bị X., sau khi tòa án xét xử bản án có hiệu lực mới xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. ý kiến thứ hai cho rằng ra quyết định xóa tên vì đồng chí X. không đủ tư cách đảng viên. Vậy, ý kiến nào đúng?
(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS) và thi hành kỷ luật trong Đảng, những năm qua, Huyện ủy Tân Lạc và các chi, Đảng bộ trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác KT,GS của Đảng. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ CB,ĐV.
(HBĐT) - Những năm 2012 trở về trước, tại các thôn, xóm trên địa bàn xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) mỗi năm xảy ra khoảng 5 vụ bạo lực gia đình. Nguyên nhân chủ yếu do người chồng say rượu, thiếu hiểu biết, thường xuyên đe dọa, sỉ nhục, thậm chí đánh đập vợ, con. Tuy nhiên, sau khi xã thực hiện “Chuyên đề tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình” tại Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thì tình trạng trên đã dần được chấm dứt.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Luân (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết người lao động bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong những trường hợp nào?
(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, những năm qua, xã Đoàn Kết tích cực đẩy mạnh việc học tập và theo tấm gương Bác Hồ, từng bước xóa bỏ rào cản trong hành trình XĐ-GN và xây dựng NTM...