(HBĐT) - Ngày 29/3, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.


Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV ngày 29/3. Ảnh: Minh Đông (TTXVN)

Qua thảo luận, các ĐBQH đều tán thành và đánh giá cao với nhiều nội dung cơ bản trong các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 -2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ. Các ý kiến phát biểu cho rằng, các dự thảo báo cáo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đánh giá sâu sắc về các mặt công tác trong cả nhiệm kỳ; đồng thời đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như đánh giá cụ thể những mặt còn tồn tại, hạn chế. 

Đối với Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, các đại biểu cho rằng, kết quả công tác của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới...

Đối với công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, với phương châm "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, với tinh thần "chống dịch như chống giặc," toàn Đảng, toàn quân và dân đã đồng lòng nhất trí, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép" là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.

Cũng tại phiên thảo luận, một số ý kiến đại biểu cho rằng Báo cáo cần phân tích, làm rõ hơn nữa về các thành tựu và các mặt tồn tại, đặc biệt là những nguyên nhân để đề xuất phương hướng phù hợp cho thời gian tới…


Đại biểu Quách Thế Tản, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 29/3.

Tại Tổ đại biểu số 5, phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Quách Thế Tản, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình khẳng định: Quốc hội khóa XIV là một nhiệm kỳ thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những thành tựu và dấu ấn nổi bật. Đại biểu nhất trí cao với báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đã thực hiện có hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp quy định và các nghị quyết của QH đã đề ra. Đồng thời, đại biểu nhất trí với Báo cáo của Chính phủ do đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại QH cũng như là những ý kiến nhấn mạnh của Thủ tướng trong buổi thuyết trình về học tập Nghị quyết XIII của Đảng, nói rất rõ quá trình thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn tới cũng như là đánh giá tình hình phát triển KT-XH giai đoạn 2015-2020. Đồng tình với báo cáo của Chính phủ về một số tồn tại, hạn chế thời gian qua, đại biểu Quách Thế Tản mong Chính phủ sẽ tập trung khắc phục trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đại biểu đề xuất một số kiến nghị như:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa, sâu sát hơn nữa trong việc chỉ đạo các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong việc tiếp công dân, giải quyết kịp thời, thấu đáo những ý kiến nghị chính đáng của công dân. Việc này trong thời gian vừa qua chúng ta cũng làm chưa được tốt lắm và đề nghị QH tăng cường giám sát về lĩnh vực này.

Thứ hai là về GD&ĐT, bên cạnh những thành tựu rất lớn, rất đáng tự hào của nền GDViệt Nam hơn 70 năm qua, chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm để khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó có việc chỉ đạo sát sao hơn nữa, tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa Luật GD năm 2019, nhất là việc thực hiện chương trình GDPT mới, vấn đề biên soạn, sử dụng sách giáo khoa sao cho thiết thực và có hiệu quả. Hai là, trong lĩnh vực GD cần quan tâm hơn nữa việc GD toàn diện, nhất là về đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà trường. Ba là, Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực GD thường xuyên, GD cho người lớn như trong Luật GD đã quy định và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về học tập suốt đời theo tư tưởng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng xã hội học tập và tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của một đất nước văn hiến, một dân tộc hiếu học đã trải qua bao thế kỷ. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các Nghị quyết, các Quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ về GDPT, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên đất nước ta...

P.V - Phan Nga (VP Đoàn ĐBQH tỉnh - TH)

Các tin khác


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục