(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 2, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 21/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiến hành phiên thảo luận tổ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; báo cáo công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 và báo cáo ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận tổ tại điểm cầu tỉnh. Dự phiên thảo luận có các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.


Đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tổ về các dự án Luật trình tại kỳ họp.

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 21/10, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, tổ trưởng tổ thảo luận điểm cầu Hòa Bình gợi ý, định hướng một số nội dung quan trọng liên quan đến các báo cáo trình tại kỳ họp. Đồng chí đề nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu kỹ tài liệu, để đưa ra những quan điểm, tham góp ý kiến vào các báo cáo trình Quốc hội.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá cụ thể hơn về tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển KT-XH năm 2021, năm 2022 và cho cả giai đoạn 2021 – 2025. Chính phủ cần có đánh giá về công tác đầu tư và thu hút đầu tư, sự chuyển dịch nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, có cơ chế, chính sách để vực dậy và phát triển khối kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với báo cáo công tác PCD Covid-19, các đại biểu đề nghị: Chính phủ cần kịp thời ban hành chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế, sớm quyết định các gói tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân, không để đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm. Quan tâm đến an ninh tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đội ngũ công nhân sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Quan tâm đến an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc, tiếp tục tập trung sản xuất phục hồi nền kinh tế.

Chiều cùng ngày, sau khi nghe 2 dự thảo Luật Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, nghe các báo cáo thẩm tra các dự án luật trên, các đại biểu đã tiến hành phiên thảo luận tổ.
Theo đó, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết, tính thuyết phục của việc ban hành một đạo luật về lực lượng Cảnh sát cơ động với tính chất là lực lượng đặc biệt, tinh nhuệ, nhanh, mạnh của Công an nhân dân. Dự án Luật hướng tới việc xây dựng các chính sách lớn, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần thiết để xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vừa tạo điều kiện cho lực lượng hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới, đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các đại biểu cũng đã giành nhiều thời gian thảo luận phương án xây dựng hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động; nội dung huy động người, phương tiện trong điều kiện cấp bách…

Đối với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, các đại biểu đồng tình với nội dung của dự thảo Luật. Cho rằng, dự thảo Luật đảm bảo tính tương thích của dự án Luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; về các nhóm vấn đề về sở hữu công nghiệp, nhóm vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan, giống cây trồng; về tăng cường cải cách hành chính, cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng NSNN; về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Đ.H

Các tin khác


Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Quán triệt, triển khai các quy định, văn kiện của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành Điều lệ Đảng

(HBĐT) - Ngày 19/10, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các quy định, văn kiện của T.Ư về công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành Điều lệ Đảng. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức với hơn 4.000 đại biểu tại 148 điểm cầu của các thành ủy, huyện ủy và cấp ủy cơ sở.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT)- Chiều 18/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch (Covid-19). Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lực lượng y tế tuyến đầu và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và lực lượng y tế tuyến đầu của tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông tin cập nhật về phòng, chống COVID-19 trên phương tiện truyền thông

Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông báo thông tin cập nhật hằng ngày, hằng tuần về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện thông tin, truyền thông để các cấp, các ngành, các địa phương nắm bắt kịp thời, xử lý các vấn đề liên quan và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện. 

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện, hiệu quả, kịp thời để chuyển sang trạng thái mới

Sáng 17/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia với Ban Chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố để đánh giá kết quả bước đầu công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt thứ 4 và bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Đón, tiếp nhận công dân trở về địa phương đảm bảo an toàn, chu đáo

(HBĐT) - Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam cơ bản được kiểm soát, một số hoạt động từng bước được nới lỏng. Cùng với đó, nhiều người dân có nhu cầu, nguyện vọng được trở về địa phương. Từ ngày 11/10, những chuyến xe đón công dân của tỉnh ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về địa phương đã khởi hành, đến ngày 15/10 về đến địa bàn tỉnh, đưa công dân vào khu cách ly tập trung của các huyện, thành phố. Công tác đón, tiếp nhận công dân trở về địa phương được thực hiện đảm bảo an toàn, nhanh gọn, chu đáo, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục