Sáng 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật để xem xét 5 dự án Luật và 1 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)


Phát biểu ý kiến mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang tập trung cho các đột phá chiến lược, cho nên liên tục bàn về các vấn đề liên quan phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, đặc biệt là xây dựng thể chế. Đây là cuộc họp chuyên đề thứ 3 về xây dựng và hoàn thiện thể chế. 2 phiên họp trước, Chính phủ đã hoàn thành 16 dự án Luật trình để Quốc hội trong năm 2022 và 2023, đồng thời điều chỉnh chương trình làm việc của Chính phủ cho phù hợp công việc có tính trọng tâm, trọng điểm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ tập trung vào xây dựng và hoàn thiện thể chế. Vấn đề gì thuộc thẩm quyền Quốc hội thì Chính phủ trình; vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì tập trung xây dựng các Nghị định, Nghị quyết. Chúng ta đã phân công các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ phối hợp, chủ trì, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, nhờ công việc này được tiến hành được "trôi chảy, nhanh hơn". 

Thủ tướng nêu rõ, phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận 5 dự án Luật và 1 Nghị quyết. Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông trình; Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình; Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ trật tự an ninh cơ sở do Bộ Công an trình; Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an trình; Dự án Luật Đường bộ do Bộ Giao thông vận tải trình; Chính phủ cũng nghe Bộ Công an trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Do đó, Thủ tướng đề nghị cơ quan trình tóm tắt, đi thẳng vào vấn đề. 

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật -0
 Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tại phiên họp, các cơ quan xây dựng dự thảo các luật, nghị quyết cho biết, trong quá trình xây dựng pháp luật đã xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, các cơ quan chuyên môn; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tranh thủ ý kiến nhiều chiều của các nhà quản lý, nhà khoa học và thông tin rộng rãi đến công chúng.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát biểu, thảo luận về trình tự, thủ tục; những điểm nghẽn, bất cập mà các luật cần giải quyết; tính phù hợp, liên thông, đồng bộ giữa các luật; đối tượng, tác động từ các quy định của các pháp luật này; tính khả thi... trên quan điểm ban hành luật không chỉ để quản lý mà tạo hành lang pháp lý để phục vụ, thúc đẩy phát triển. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến cụ thể đối với từng dự án luật, nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo các luật để trình Quốc hội xem xét.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nếu thấy vấn đề nào còn vướng mắc thì phải bổ sung để giải quyết; vấn đề gì mới phát sinh thì tiếp tục cập nhật; những vấn đề, nội dung đã có nhưng lạc hậu với tình hình thì phải chỉnh sửa.

Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng pháp luật phải huy động mọi nguồn lực vào phát triển. Pháp luật phải bao quát được tất cả các đối tượng mà luật điều chỉnh. Lưu ý phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát và phân bổ nguồn lực; giảm được thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền bảo đảm việc thực hiện pháp luật có hiệu quả nhất.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo, thúc đẩy xây dựng pháp luật bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng; đầu tư công sức, trí tuệ hỗ trợ các bộ, ngành, cơ quan chủ trì xây dựng các dự án luật, nghị quyết để hoàn thiện bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng. Khi gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo cần nêu rõ nội dung nào mới, nội dung nào còn có nhiều ý kiến; nội dung nào cần có ý kiến thêm để các bộ ngành tập trung góp ý.

"Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; mọi người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; việc xây dựng pháp luật là việc khó, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ, do đó cần có cơ chế, chính sách đầu tư…”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Triển khai gói cho vay ưu đãi 38.400 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP

(HBĐT) - Để góp phần vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19, đưa nền kinh tế sớm phục hồi và phát triển, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển KT-XH với một số chính sách trọng tâm.

Thương mại điện tử - cơ hội khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống. Từ khi xảy ra dịch bệnh, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, việc mua hàng qua mạng trở thành nhu cầu cấp thiết. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp (DN) đã "biến nguy thành cơ", chủ động khai thác thương mại điện tử (TMĐT), ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website giới thiệu, quảng bá, chăm sóc khách hàng… Từ đó ổn định SXKD, phát triển thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 9 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự, chính thức có hiệu lực thi hành.

Hỗ trợ doanh nghiệp khu công nghiệp phục hồi sản xuất

(HBĐT) - Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 11/2021 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) đã có 1.885 ca F0, khỏi bệnh 1.100 ca, chiếm khoảng 70%, chủ yếu tại KCN Lương Sơn. Có 2 DN là Công ty Doosung Tech (1.802 lao động) phải tạm ngừng làm việc 3 ngày; Công ty Boshine (280 lao động) ngừng sản xuất 1 tuần. Tuy nhiên đến nay, các DN KCN đều khắc phục khó khăn, sản xuất - kinh doanh (SX-KD) ổn định. Để tiếp tục duy trì hoạt động trong điều kiện dịch bệnh, các DN mong muốn được hỗ trợ tiếp cận thiết bị y tế liên quan đến test Covid-19 và tiêm vắc xin; khẩn trương có cơ chế hỗ trợ chế độ đối với người lao động (NLĐ) bị nhiễm bệnh và công tác tuyển dụng lao động.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới

(HBĐT) - Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn kiện của T.Ư, của tỉnh về công tác dân vận; ban hành Nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 402-QĐ/TU, ngày 13/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới”.

Nhiều chính sách mới về tiền lương và lao động sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2022

Từ tháng 3/2022, nhiều Thông tư liên quan đến chính sách về lao động, tiền lương chính thức có hiệu lực, đó là: Hướng dẫn mới về chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quy định cụ thể cách tính tần suất tai nạn để giảm mức đóng BHXH; Cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được trợ cấp đến 2.473.000 đồng/tháng; Yêu cầu thu thập thêm nhiều thông tin về thị trường lao động…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục