(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) được điều hành theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế và trong điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động của NH, đồng thời bám sát vào chương trình phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế của tỉnh cũng như định hướng từ Chính phủ.



VPBank Hòa Bình tập trung huy động tiền gửi đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân. 

Theo NHNN tỉnh, năm 2022 dự báo ngành NH gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi tình hình dịch bệnh khó lường khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu khó dự báo. Tuy nhiên, NHNN tỉnh đã và đang tập trung chỉ đạo các TCDT tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền để có thể tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực cần thiết, đặc biệt là nhanh chóng khôi phục kinh tế, trong đó thúc đẩy cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội…; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đưa vào các lĩnh vực không đảm bảo độ an toàn, rủi ro cao.

VPBank Hòa Bình là một trong nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh. Cùng với các NH, TCTD trên địa bàn, VPBank đang triển khai các giải pháp nhằm tập trung huy động vốn dành nguồn lực cho vay thúc đẩy KT-XH. Theo ông Hà Công Pha, Giám đốc VPBank Hòa Bình, từ sau Tết Nguyên đán vừa qua, hệ thống VPBank trên địa bàn tập trung huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi từ các khách hàng là DN, hộ kinh doanh, khách hàng hưu trí. Hiện VPBank Hòa Bình đang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất - kinh doanh (SXKD), khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có một số dự án bất động sản (BĐS) đang triển khai, VPBank Hòa Bình đang tiến hành cho vay đối với các chủ dự án và khách hàng mua BĐS có nhu cầu vay vốn.

Được biết, VPBank cùng nhiều NH khác đang tập trung phát triển mạnh số hóa, không dùng tiền mặt, từ đó có thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong tài khoản khách hàng đảm bảo tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng thêm nhu cầu vay vốn phục vụ SXKD. "Tính đến cuối tháng 2/2022, tổng nguồn vốn hoạt động của VPBank Hòa Bình đạt trên 1.000 tỷ đồng. Đơn vị sẽ bám sát theo chỉ đạo của NHNN tỉnh đảm bảo tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 16% cho cả năm” - ông Hà Công Pha cho hay.

Trên bình diện cả tỉnh, theo NHNN tỉnh, tính hết tháng 2, tổng nguồn vốn của các NH, TCTD toàn địa bàn ước thực hiện 34.210 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm 31/12/2021. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư ước thực hiện 26.300 tỷ đồng, tăng 1% so với thười điểm 31/12/2021, đáp ứng 88% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 74,6% vốn huy động từ TCKT và dân cư.

Diễn biến lãi suất huy động trong 2 tháng đầu năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng bằng đồng Việt Nam của các TCTD từ 0,1 - 0,2%/năm. Loại có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng từ 3,1 - 4%/năm (đối với NHTM) và từ 3,2 - 4% năm (đối với Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường: Loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 5,5 - 6,8%/năm (đối với NHTM), từ 5,4 - 5,8%/năm (đối với QTDND); kỳ hạn trên 12 tháng từ 5,5 - 6,9%/năm (đối với NHTM), từ 5,4 - 5,9%/năm (đối với QTDND).

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ (TDN) toàn địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 2 đạt 30.045 tỷ đồng, tăng 2,5% so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, dư nợ phân theo thời hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn chiếm 42,7%/TDN; dư nợ trung, dài hạn chiếm 57,3%/TDN.

Đáng chú ý, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước thực hiện đến hết tháng 2 đạt 15.805 tỷ đồng, chiếm 52,6%/TDN; dư nợ cho vay hỗ trợ DN nhỏ và vừa đạt 7.120 tỷ đồng, chiếm 23,7%/TDN; cho vay xuất khẩu 40 tỷ đồng; cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay tại các NH, TCTD vẫn duy trì ở mức trung bình, như cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh: 4,5%/năm (đối với NHTM), 5,5%/năm (đối với QTDND). Lãi suất cho vay SXKD thông thường: Ngắn hạn tại các NHTM phổ biến từ 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 8,5 - 12,7%/năm; QTDND ngắn hạn từ 8,5 - 10,8%/năm, trung dài hạn từ 9,5 - 11%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng, ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7 - 11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5 - 13%/năm; ngắn hạn của QTDND từ 9 - 11%/năm, trung dài hạn từ 10 -11%/năm.

Trong những tháng tiếp theo, đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc NHNN tỉnh cho biết, NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các NH, TCTD tập trung vốn cho DN, đặc biệt là hỗ trợ cho những DN gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 và hướng dòng tiền vào các lĩnh vực ưu tiên tập trung.

Ngành NH tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ, chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân, DN được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn NH để duy trì và phát triển SXKD. Đồng thời, khuyến khích, vận động TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; hướng tín dụng vào lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cùng với đó, thực hiện công tác tuyên truyền tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội; chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; các giải pháp hỗ trợ DN, người dân của ngành NH..., góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành trong chương trình phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.


Hồng Trung

Các tin khác


Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn làm việc với Thành ủy Hòa Bình về công tác quy hoạch

(HBĐT) - Ngày 17/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo quy hoạch tỉnh có buổi làm việc với Thành ủy Hòa Bình về kết quả triển khai công tác lập, quản lý quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và TP Hòa Bình.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chất vấn hai Bộ trưởng về cung ứng xăng dầu và giá đất

(HBĐT) - Thực hiện chương trình làm việc Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), ngày 16/3, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo hình thức trực tuyến. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH chủ trì phiên chất vấn. Tham gia phiên chất vấn có các đồng chí Phó Chủ tịch QH; Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các bộ Công Thương, TN&MT trực tiếp trả lời chất vấn.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 21 - CT/TU, ngày 28/2/2022 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng (NCCVCM) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nóng vấn đề quản lý giá xăng dầu và thị trường tiêu thụ nông sản trong dịch Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện chương trình làm việc Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 16/3, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vẫn được tổ chức tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội và trực tuyến đến điểm cầu Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên chất vấn. Tham gia phiên chất vấn có các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ Công Thương, TN&MT trực tiếp trả lời chất vấn.

Huyện Cao Phong kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

(HBĐT) - Ngày 15/3, huyện Cao Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (15/3/2002 - 15/3/2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì. Tới dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh. 

Quy hoạch tỉnh tầm nhìn đến năm 2050: Khai thác được tiềm năng, lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững

(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Yêu cầu thực hiện rất khẩn trương, đồng thời phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục