(HBĐT) - Ngày 17/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo quy hoạch tỉnh có buổi làm việc với Thành ủy Hòa Bình về kết quả triển khai công tác lập, quản lý quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và TP Hòa Bình.
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo quy hoạch tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, đơn vị tư vấn và Thành uỷ Hoà Bình báo cáo kết quả triển khai công tác lập, quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 xác định trong 25 năm tới, TP Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học - kỹ thuật của tỉnh; là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông, lưu giữ giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc; là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử, dân tộc vùng Tây Bắc; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô. Dự tính đến năm 2045, dân số toàn thành phố là 31,5 vạn người, trong đó, dân số đô thị 30 vạn người, chiếm 95,2%. Phân vùng không gian gồm: Khu bờ trái, khu bờ phải; khu vực Nam Kỳ Sơn; khu vực Bắc Kỳ Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên lập quy hoạch là 34.865 ha. TP Hòa Bình phát triển theo mô hình đa trung tâm. Hệ thống trung tâm cấp vùng và cấp đô thị được tổ chức: Trung tâm hành chính - chính trị cấp tỉnh; trung tâm chính trị - hành chính cấp thành phố; trung tâm đào tạo; trung tâm TDTT; trung tâm y tế cấp vùng; trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ; trung tâm dịch vụ logistics....
Các đại biểu cũng được nghe và cho ý kiến đối với 22 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000; 1 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 với tổng diện tích khoảng 9.717 ha. Trong đó, 3 đồ án đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đang thực hiện các thủ tục triển khai lập đồ án; 4 đồ án đang trình Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch. Các đồ án còn lại cơ bản đã hoàn thành công tác lựa chọn đơn vị tư vấn, xin ý kiến cộng đồng dân cư, hiện đang hoàn thiện các nội dung trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch theo quy định. Thông tin về các đồ án quy hoạch và dự án dọc hai bên bờ sông Đà; các dự án, đồ án quy hoạch các khu đô thị, nhà ở; quy hoạch cát, sỏi; quy hoạch khu, cụm công nghiệp, xử lý rác thải, nghĩa trang, sân golf.
Các đại biểu đã cho ý kiến điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch TP Hoà Bình để bảo đảm thống nhất đối với quy hoạch của tỉnh, quy hoạch ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính hợp lý, phù hợp, tính kế thừa với các quy hoạch đã có và tính phát triển, tầm nhìn trong tương lai, gắn kết với các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ thành phố.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: Quy hoạch cần định hướng được không gian phát triển của thành phố, xác định TP Hoà Bình là trái tim của tỉnh, vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Xây dựng quy hoạch phải đảm bảo tính định hướng, không gian phát triển, môi trường xanh, sạch, đẹp; có tính vượt trội về kết nối, giao thông, môi trường sống, thể chế và nhân lực. Trong lĩnh vực giao thông, phải xác định lộ trình dài hơi; quyết liệt trong quy hoạch rác thải, các công trình công cộng; căn cứ vào quy hoạch nhà ở đến năm 2025 đã được phê duyệt để hoàn thiện quy hoạch về đô thị và nhà ở; các nội dung phải bám sát các tiêu chí xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật, gắn với thế mạnh, tiềm năng về du lịch, văn hóa… Trên tinh thần đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ giao thành phố khẩn trương hoàn thiện quy hoạch bảo đảm chất lượng, có tầm nhìn, đáp ứng yêu cầu, quy định pháp luật.
L.C
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Yêu cầu thực hiện rất khẩn trương, đồng thời phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững.
(HBĐT) - Sau nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) và hỗ trợ người nộp thuế (NNT), năm 2021, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đạt 5.615 tỷ đồng, bằng 129% dự toán Chính phủ giao, tăng trên 10% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 136% so với thực hiện năm 2020. Kết quả này đã kết thúc thời gian dài tỉnh không đạt chỉ tiêu về thu ngân sách, tạo đà để tăng tốc thực hiện trong năm 2022, bước đầu đã có tín hiệu vui.
Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, chiều 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát thực địa tại huyện Cam Lâm; dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và thăm, tặng quà các lực lượng thuộc Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 11/3, đoàn công tác do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Tập đoàn GFS. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn.
(HBĐT) - Chiều tối 10/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XIII lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã được tổ chức.
(HBĐT) - Sáng 10/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 chính thức khai mạc, với sự tham dự của 959 đại biểu chính thức, đại diện cho các lực lượng phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong cả nước.