(HBĐT) - Ngày 20/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã giám sát chuyên đề "Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021" tại UBND tỉnh. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành làm việc với đoàn giám sát.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị giám sát.

Báo cáo tại hội nghị giám sát, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt chương trình thực hành TK, CLP. Việc xây dựng pháp luật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ được triển khai tích cực, góp phần xác lập cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho công tác thực hành TK, CLP. Hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước được chú trọng, quản lý chặt chẽ nguồn thu, nhiều nội dung được tiết giảm, ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng.

Tuy nhiên, việc thực hành TK, CLP vẫn còn một số tồn tại, tập trung chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng kinh phí Nhà nước như: Còn tình trạng chi vượt mức, tiêu chuẩn chế độ hoặc sử dụng sai mục đích; việc phân bổ giải ngân các nguồn vốn chưa kịp thời… Trong công tác quản lý tài sản công còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản, việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời, đầy đủ; việc mua sắm tài sản tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp còn mang tính bao cấp… Trong lĩnh vực quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn hình thức, chưa thực chất.

Nguyên nhân của những tồn tại trên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của không ít cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa cao; chưa có quy định cụ thể hành vi gây lãng phí, chưa có cơ chế, biện pháp hiệu quả trong triển khai thực hành TK, CLP; công tác thanh tra, kiểm tra về thực hành TK, CLP tại các ngành chưa được thực hiện thường xuyên; trình độ chuyên môn của một số cán bộ làm công tác kế toán chưa thật sự chuyên sâu, cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm một số công việc khác…

Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình thực hành TK, CLP, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị: Chính phủ và Bộ Tài chính cần xây dựng các văn bản thực hiện Luật và hướng dẫn Luật một cách đồng bộ, sát với nhiệm vụ phát sinh, đảm bảo mọi vấn đề tài sản được xử lý dứt điểm, đúng quy định. Quy định rõ thẩm quyền và hướng dẫn cụ thể đối với trình tự, thủ tục cho thuê quản lý và vận hành tài sản. Đối với tỉnh, cần có quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ, công khai và tổ chức thực hiện định mức; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc triển khai, tổ chức, chỉ đạo việc thanh tra, kiểm toán việc thực hành TK, CLP... 

Tham gia phát biểu ý kiến, các đại biểu cho rằng: Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư công, nhất là việc thứ tự ưu tiên phân bổ vốn cho dự án còn nhiều bất cập, phân bổ vốn đầu tư dàn trải, không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Nhiều công trình đã được đầu tư nhưng không hiệu quả, đặc biệt, nhiều công trình trụ sở, thiết chế văn hóa cơ sở bỏ hoang, không sử dụng gây lãng phí. Tài nguyên đất còn bị thất thoát nhiều và lãng phí, nhiều dự án chậm không đầu tư, hoặc lợi dụng chuyển đổi mục đích sử dụng, điều chỉnh chủ trương đầu tư để ôm đất… UBND tỉnh cần quản lý chặt các khoản chi có tính chất đầu tư, nhất là phần sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, thẩm định chặt chẽ các khoản chi đặc thù, chi phát sinh ngoài ngân sách phân bổ đầu năm; quản lý chặt đất của các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa sử dụng không đúng mục đích.

Về giải pháp lâu dài, đoàn giám sát đề nghị tỉnh cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và theo bám đến cùng các kiến nghị, đề xuất sau thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện chương trình thực hành TK, CLP. Làm rõ trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hành TK, CLP…

Phát biểu kết luận buổi giám sát, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu và ý kiến giải trình của UBND tỉnh, đi sâu vào từng nội dung, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Văn Tuấn đề nghị: Đối với chi thường xuyên, cần tiếp tục tính toán gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công vụ. Đối với đầu tư công cần tập trung vào hạ tầng giao thông, lựa chọn thứ tự ưu tiên trọng điểm để dồn vốn, hoàn thiện, khai thác vận hành sớm, tăng hiệu quả công trình. Trong quản lý tài sản công, đồng chí nhấn mạnh cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ công trình bỏ hoang, không sử dụng, gắn với đó là công tác quản lý, quy hoạch sử dụng lâu dài, tránh thất thoát...

Chia sẻ về "lãng phí cơ hội", đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tận dụng thời cơ, cơ hội đưa tỉnh nhà phát triển, đó là việc cải thiện môi trường đầu tư, thực hành đạo đức công vụ, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm sai phạm. 

Đ.H

Các tin khác


Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vì sự trường tồn của đất nước

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vừa có buổi làm việc với Tổ Biên tập xây dựng Đề án về dự thảo lần 1 của Đề án.

Triển khai Nghị quyết về phương hướng phát triển KT - XH, bảo đảm QP - AN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(HBĐT) - Sáng 15/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đầu cầu trực tiếp tại Trụ sở Trung ương Đảng kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở.

Tổng Bí thư: Tạo chuyển biến mới, có tính đột phá phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Ngày 15/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nỗ lực làm tốt công tác thi đua, khen thưởng có trọng tâm, trọng điểm

(HBĐT) - Sáng 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) Trung ương (T.Ư) nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng.

Thi đua, khen thưởng phải thực sự thiết thực, hiệu quả, xuất phát từ nhân dân, bắt đầu từ nhân dân

Sáng 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022

(HBĐT) - Sáng 13/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư), Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn". Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục