(HBĐT) - Ngày 23/5, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV sẽ chính thức khai mạc và dự kiến bế mạc ngày 17/6. Đây là kỳ họp diễn ra dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Tham dự kỳ họp, các đại biểu sẽ xem xét và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh về những nội dung kỳ họp cũng như công tác chuẩn bị, sự tham gia của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp.


Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, chuyên gia về xây dựng các dự án luật trình tại kỳ họp. 

P.V: Xin đồng chí thông tin khái quát những nội dung chính của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. Những nội dung quyết định tại kỳ họp này có tác động như thế nào đến phát triển KT-XH của tỉnh nhà?

Đồng chí Hoàng Đức Chính: Theo Chương trình, tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 5 dự án luật; 4 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến vào 6 dự án luật. Cụ thể, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa. Cho ý kiến vào dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi). 

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian xem xét, thảo luận về tình hình KT-XH, ngân sách Nhà nước (NSNN), giám sát và một số nội dung quan trọng như: Xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022. Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng như việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/ QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh; các nghị quyết về chương trình giám sát và thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023; báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/ QH13, ngày 29/11/2013 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 đến năm 2020 - 2021, kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Quốc hội cũng tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ hai.

Đây là kỳ họp trực tiếp diễn ra dài nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay sau khi dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Kỳ họp thứ ba với khối lượng công việc nhiều, nội dung hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm, chú ý và kỳ vọng lớn của cử tri, Nhân dân cả nước. 

Những nội dung được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này nhằm tiếp tục thực hiện chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Việt Nam để phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ người dân, người lao động trong điều kiện bình thường mới. Đặc biệt, với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, những quyết sách quan trọng tại kỳ họp sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

P.V: Xin đồng chí cho biết, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có những hoạt động gì nhằm chuẩn bị cho kỳ họp?

Đồng chí Hoàng Đức Chính: Để tham gia kỳ họp đạt kết quả tốt, Đoàn ĐBQH tỉnh và các ĐBQH trong Đoàn đã chủ động, tích cực tập trung chuẩn bị các nội dung. Theo đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp Ban Thường trực UBMTTQ các cấp tổ chức để các ĐBQH tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp tại 4 điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Tân Lạc; tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ ba với một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh; tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, tổng hợp báo cáo gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Quốc hội. 

Đối với công tác lập pháp: Để có cơ sở tham gia góp ý vào các dự án luật và nghị quyết trình Quốc hội lần này, căn cứ chương trình xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án luật trên thực tế ở địa phương để kịp thời nắm bắt thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; ngay khi có tài liệu, dự thảo luật tổ chức lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, các chuyên gia góp ý bằng văn bản, tổ chức hội nghị xây dựng pháp luật với các các cơ quan, đơn vị liên quan, các đối tượng chịu tác động của chính sách, pháp luật. Trong đó, tập trung tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến xây dựng các luật tác động trực tiếp đến địa phương như: Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, đề nghị các ĐBQH trong Đoàn tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận một số nội dung theo lĩnh vực chuyên sâu.

Đoàn đã đề xuất nội dung giám sát năm 2023 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các nội dung thiết thực, tập trung vào những vấn đề bức xúc, lĩnh vực được xã hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề theo kế hoạch. Trên cơ sở kết quả giám sát tại địa phương, Đoàn sẽ tham gia giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Đồng thời, xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước gửi đến Kỳ họp thứ ba; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ hai; đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13, ngày 29/11/2013; đánh giá công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; xem xét, thông qua chương trình giám sát và thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023. Các ĐBQH trong Đoàn cũng dành thời gian nghiên cứu, đóng góp ý kiến về dự kiến chương trình, các nội dung kỳ họp; đề xuất nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH cũng chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh tích cực, chủ động phối hợp với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan chức năng chuẩn bị tốt các điều kiện để đảm bảo tham gia Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
 
Đinh Hòa (TH)




Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục