Ngày 23/5, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3.


Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp.

 

Trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 3, đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022, về các khung kế hoạch 5 năm 2021-2025, về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội…; có đánh giá sát, đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, chỉ rõ những khó khăn, thách thức phải vượt qua và hiến kế, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách năm 2022, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hộicho cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt cao

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sáng 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, 7/12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch năm 2021. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt cao hơn so với số đã báo cáo Quốc hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 1,84% (số đã báo cáo Quốc hội khoảng 4%); bội chi ngân sách Nhà nước là 3,41% GDP (số đã báo cáo Quốc hội là 4% GDP); kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,6% (số đã báo cáo Quốc hội là tăng 10,7%)...

 

 

Về kết quả đạt được những tháng đầu năm 2022, Phó Thủ tướng cho biết, tới nay, Việt Nam là một trong sáu quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, được quốc tế đánh giá cao. Nhờ đó, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu từ cuối tháng 3/2022. Việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,1%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ổn định; dư nợ tín dụng đến cuối tháng 4 tăng 7,18% so với cuối năm 2021. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 5,03%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021…

Ngoài ra, công tác chăm lo, bảo đảm đời sống nhân dân được chú trọng. Tính cả năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã hỗ trợ cho trên 49,6 triệu lượt người lao động, 728,4 nghìn lượt người sử dụng lao động với tổng kinh phí trên 81,6 nghìn tỷ đồng. Cùng với việc tập trung cao triển khai các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, ngành Y tế vẫn nỗ lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì, công tác dạy học được tổ chức triển khai linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh; tới nay, học sinh, sinh viên cả nước đã trở lại học tập trực tiếp.

Các hoạt động văn hóa, xã hội dần sôi động trở lại; những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng, phát huy. Thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư, công tác chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 được thực hiện chu đáo, an toàn, thành công…

Phó Thủ tướng nhận định, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn. Chính phủ quyết tâm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu nội dung lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

Tại Phiên khai mạc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp.

Cử tri và nhân dân bày tỏ niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội và điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, đất nước ta tiếp tục đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị với Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo 6 nội dung lớn, trong đó có việc chỉ đạo tổng kết, đánh giá rút ra những bài học quý báu từ công tác phòng, chống dịch COVID-19, trên cơ sở đó rà soát quy hoạch, ưu tiên nguồn lực, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và công tác y tế dự phòng.

Cử tri cũng mong muốn các cấp, ngành quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về công tác chuyên môn và kỹ năng quản trị cơ sở y tế; có chính sách phù hợp cả về vật chất, tinh thần để động viên cán bộ ngành y tế yên tâm công tác, phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; đánh giá toàn diện kết quả đạt được, hạn chế, kẽ hở để bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

Đồng thời, cử tri và nhân dân kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phòng, chống vi phạm, tội phạm trong công tác đầu tư, mua sắm, thu chi ngân sách…; rà soát, thống kê, tổng hợp các dự án đầu tư có sử dụng đất đã quá hạn chưa thực hiện đầu tư hoặc đầu tư kéo dài, có giải pháp xử lý phù hợp, theo quy định của pháp luật, kiên quyết không để kéo dài tình trạng này, gây bất bình, bức xúc trong nhân dân.

Các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm giải quyết hiệu quả hơn nữa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai. Cùng với đó, các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội cần được tậptrung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, song song với việc theo dõi, giám sát chặt chẽ chỉ số lạm phát, giá cả một số mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp; điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng. Ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần được khẩn trương triển khai thực hiện vì những chương trình này tác động chủ yếu vào vùng nông thôn, vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, đối tượng thụ hưởng phần đông là hộ nghèo, cận nghèo.

Cử tri và nhân dân cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn; có giải pháp đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng chứ không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn.

Căn cứ vào kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trân trọng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan gửi các văn bản, tài liệu liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đúng thời gian, hợp tác chặt chẽ hơn nữa để công tác giám sát, phản biện xã hội bảo đảm tiến độ, chất lượng. Ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các dự án luật sẽ được gửi tới các đại biểu Quốc hội để tham khảo khi thảo luận và biểu quyết thông qua luật.

Tiếp tục tăng cường công tác dự báo và phân tích

 

 

Tại phiên khai mạc,cơ bản nhất trí với báo cáo củaChính phủ vềđánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này,Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung hiệu quả thực chất của các chính sách, giải pháp ngắn hạn đã thực hiện và tác động lan tỏa của những chính sách, giải pháp dài hạn đã được ban hành, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2021 để hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, trong thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm tăng cường công tác dự báo và phân tích các diễn biến do các yếu tố địa chính trị và thương mại quốc tế, thường xuyên đánh giá đầy đủ các vướng mắc, rủi ro bên ngoài, các hạn chế nội tại của nền kinh tế, từ đó cảnh báo và chuẩn bị các phương án dự phòng để điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế.

Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô như: Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương "cần tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa”; triển khai nhanh, khẩn trương và hiệu quả Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và 2023, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Danh mục dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ số tăng thu ngân sách trung ương năm 2021; tăng cường quản lý, giám sát đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, ban hành điều kiện, tiêu chí quản lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp cùng với việc có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư; rà soát khả năng chi trả của các tổ chức phát hành có trái phiếu đến hạn trong thời gian tới, có biện pháp để bảo đảm phương án trả nợ cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Các vấn đề sốt đất ảo, rủi ro từ thị trường bất động sản, nguy cơ nợ xấu mới phát sinh cũng cần được quan tâm và có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời…

Tạo chuyển biến về chất lượng, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri

Về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 3.393 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như: Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp, nông thôn; Nội vụ; Giao thông, vận tải; Tài nguyên và Môi trường… Đến nay, 100% kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri.Trong đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đã trả lời 110/110 kiến nghị. Cử tri tin tưởng và đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưanội dung về công tác dân nguyện vào xem xét định kỳ tại phiên họp hằng tháng,tạo nền nếp và chuyển biến về chất lượng, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết và trả lời 3.217/3.217kiến nghị.

Nhìn chung, các kiến nghị của cử tri đã được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tập trung nghiên cứu giải quyết, thể hiện trách nhiệm cao trong quản lý nhà nước. Nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần ổn định và cải thiện đời sống của Nhân dân.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã giải quyết, trả lời 41/41 kiến nghị; trong đó, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời về quy định tổ chức phiên tòa trực tuyến; việc tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao chất lượng xét xử...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho rằng,việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri vẫn còn một số hạn chế như: một số quyền lợi hợp pháp của người dân đã được quy định nhưng việc tổ chức triển khai chưa hiệu quả nên người dân chưa được thụ hưởng; một số kiến nghị cử tri chưa được giải quyết do một số Bộ, ngành chưa kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, không thống nhất về quan điểm khi nghiên cứu giải quyết; kiến nghị cử tri mặc dù đã được Bộ, ngành chỉ đạo giải quyết nhưng thiếu kiểm tra, đôn đốc nên chưa được giải quyết dứt điểm…

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình kiến nghị, đối với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; những vấn đề mới phát sinh liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân. Các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị cử tri; giải đáp ngay những vấn đề cử tri kiến nghị đã được pháp luật quy định hoặc đã được trả lời, giải quyết dứt điểm, tránh việc tổng hợp những kiến nghị này gửi lên các cơ quan Trung ương đề nghị giải quyết. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành giải quyết những tồn tại hạn chế như đã nêu trong báo cáo; rà soát, giải quyết dứt điểm các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, hạn chế chuyển kiến nghị chưa được giải quyết sang kỳ họp sau...

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore

Chiều 19/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), sáng 19/5, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dẫn đầu đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Khắc ghi lời Bác dặn, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Hòa Bình. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã 4 lần về thăm tỉnh, gửi hàng chục bức thư, bức điện cùng những lời căn dặn động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thương yêu, giúp nhau cùng tiến bộ, thi đua lao động sản xuất, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến. Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về một số kết quả nổi bật của tỉnh trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những định hướng trong thời gian tới.

Quán triệt, triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị về quy hoạch, phát triển đô thị

(HBĐT) - Sáng 18/5, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 06-NQ/TW).

Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022

(HBĐT) Ngày 17/5, BTV Tỉnh ủy tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2022 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay”. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trung tâm tại hội trường Tỉnh ủy đến các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu trung tâm có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục