(HBĐT) - Sáng 26/10, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết (NQ) về thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá và dự thảo NQ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại phiên thảo luận tổ sáng 26/10.
Bày tỏ sự nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của QH thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, các đại biểu đánh giá, việc có thêm các chính sách đặc thù sẽ góp phần tạo tiền đề thu hút đầu tư; phát triển du lịch; nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc biệt theo các đại biểu, việc tạo cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt làm việc tại TP Buôn Ma Thuột là cần thiết, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, TP Buôn Ma Thuột cũng không cách xa về mặt địa lý với các thành phố có điều kiện làm việc tốt như TP Hồ Chí Minh, Nha Trang. Do đó, ưu đãi đặc thù phải có sự hấp dẫn đủ mạnh thì mới giữ chân được tài năng đặc biệt lựa chọn thành phố là nơi làm việc. Bên cạnh đó, ngoài các ưu đãi về chế độ, cần tính đến môi trường để phát triển tài năng, việc công nhận, trân trọng những công trình, giá trị sáng tạo, cống hiến của các chuyên gia, nhà khoa học. Đó mới là sự phát triển bền vững, lâu dài để thu hút các tài năng đặc biệt hăng say nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Tham gia phát biểu thảo luận về dự thảo NQ thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá, ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị bổ sung quy định cụ thể về loại biển số đấu giá và không đấu giá, tạo thuận lợi trong việc tính giá khởi điểm. Đồng thời, đề nghị quy định chặt chẽ về giá khởi điểm, trình tự, thủ tục đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng cho các tổ chức cá nhân tham gia đấu giá; tránh tình trạng thông đồng trong đấu giá và tạo lỗ hổng của chính sách.
Liên quan đến nghĩa vụ của người trúng đấu giá, đại biểu Ngô Văn Tuấn đề nghị xem xét, cân nhắc các quy định về quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế.
Phát biểu thảo luận về dự thảo NQ thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, đại biểu Ngô Văn Tuấn cho rằng, việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột là cần thiết để thực hiện Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng chí phân tích thực tiễn hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, NSNN thời gian gần đây và đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung một số nội dung để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của Kết luận số 67-KL/TW. Trong đó, đề nghị đặc biệt quan tâm đến việc quy định cơ chế tài trợ quy hoạch cho TP Buôn Ma Thuột, để quy hoạch có tầm nhìn, chất lượng và quản lý theo quy hoạch; xây dựng cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư cho một số công trình trọng điểm trên địa bàn; xây dựng hệ thống mạng lưới trường đại học để thu hút nguồn nhân lực, chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại TP Buôn Ma Thuột...
Buổi chiều, QH nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng thủ dân sự; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Sau đó, QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
P.V (T.H) - Ngô Hường (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 24/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Say Chhum dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Thượng viện Vương quốc Campuchia đến Thủ đô Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến ngày 26/10.
(HBĐT) - Năm 2022, với việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cụ thể, gắn với kiểm tra, đôn đốc, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh đã đem lại những kết quả tích cực ở nhiều mặt công tác. Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản của T.Ư về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết (NQ) số 05-NQ/TU, ngày 13/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022.
Ngày 23/10, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 21/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng; trong đó có nội dung bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(HBĐT - Chiều 20/10, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ mười (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố. Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.