Bày tỏ nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển thành phố Buôn Ma Thuột nhanh và bền vững, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc bổ sung thêm các chính sách để tạo đột phá cho thành phố trở thành cực tăng trưởng trong vùng.

Cần thêm chính sách thu hút nhà đầu tư

Sáng 7/11, thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban hành cơ chế, chính sách để thành phố Buôn Ma Thuột phát triển, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống…

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu Dương Khắc Mai nêu rõ, để tạo sự đột phá cho thành phố Buôn Ma Thuột, cần có thêm những chính sách mới hiệu quả hơn. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung một số chính sách mới nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với thành phố.


Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đại biểu, Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung thêm một số chính sách mới, nhất là liên quan đến vấn đề đầu tư công, đất đai nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến với thành phố cho phù hợp, sát với thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong trước mắt và tương lai.

Chung quan điểm, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng nhất trí về sự cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho Buôn Ma Thuột xuất phát từ vị trí, vai trò của thành phố đối với toàn tỉnh và vùng Tây Nguyên.

Đại biểu chỉ rõ dự thảo của Chính phủ đã quy định 4 cơ chế đặc thù áp dụng cho Buôn Ma Thuột trên cơ sở các chính sách đã cho phép áp dụng tại các địa phương khác như Nghệ An, Thanh Hóa và Khánh Hòa.


Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên đại biểu Tô Văn Tám cũng cho rằng, bên cạnh những chính sách đã trình, cần có thêm một số chính sách để thành phố phát triển đột phá mạnh mẽ hơn.

Đại biểu phân tích, thế mạnh của Tây Nguyên là rừng và cây công nghiệp. Rừng đối với đồng bào Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ rừng đồng bào đã hình thành và xây dựng nên một hệ thống ứng xử giữa người và rừng, tạo nên nền tảng của văn hóa phong tục tập quán Tây Nguyên.

Do đó, đại biểu kiến nghị cần có thêm cơ chế, chính sách đặc thù với những ưu đãi cao nhất về chính sách đầu tư về thuế, tín dụng, khoa học công nghệ… để Buôn Ma Thuột phát triển thành 1 trung tâm công nghệ cao, chế biến sản phẩm từ rừng và cây công nghiệp, qua đó tạo nên chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm đặc trưng từ rừng và cây công nghiệp của Tây Nguyên.

Đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh, 1 trung tâm như thế sẽ giúp đồng bào giữ gìn và phát triển rừng và tiêu thụ hàng hóa nông sản, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá” của nông dân trồng nông sản.


Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) chỉ rõ, dự thảo Nghị quyết đã xác định các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch, văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái; đầu tư sản xuất, chế biến cà-phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột góp phần trở thành thành phố cà-phê của thế giới.

Đại biểu cho rằng đây là những lĩnh vực thực sự có tiềm năng và đang cần có cơ chế của Nhà nước để phát triển. Tuy nhiên, để chính sách được quy định trong Nghị quyết đủ mạnh và không dàn trải, đại biểu đề xuất nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa các quy định, chính sách để bảo đảm không xung đột với các chính sách khác, đồng thời bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra, trong đó có chính sách về xây dựng, bảo vệ, phát triển các vùng nguyên liệu.

Theo đại biểu, ngành cà-phê không thể phát triển đơn độc, do đó bên cạnh việc phát triển vùng nguyên liệu cà-phê thì rất cần phát triển các nguyên liệu khác có thể trở thành sản phẩm sau cà-phê, sản phẩm phụ trợ cho cà-phê. Nếu chủ động trong việc xây dựng vùng nguyên liệu đủ mạnh, đủ hấp dẫn và bảo đảm trong tất cả mọi tình huống thì chính sách về phát triển cà phê sẽ an toàn hơn.

Đại biểu cho rằng, việc tập trung vào 1 địa bàn, địa giới hành chính là chưa đủ mạnh, do đó cần phải mở rộng các vùng phụ cận, rộng hơn nữa là các vùng nguyên liệu của Tây Nguyên và trong nước, song hành với đó là chính sách việc làm, thu nhập cho người lao động ở trên các lĩnh vực cà-phê và nguyên liệu nói chung.


Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 7/11. (Ảnh: DUY LINH)

Về chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học và thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu cho rằng bên cạnh các chính sách chung để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần có các cơ chế đặt hàng, giải thưởng bản quyền để khuyến khích việc nghiên cứu khoa học theo các lĩnh vực mà thành phố cần. Bên cạnh đó có những cơ chế để thu hút được những nhà khoa học, những viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu học có uy tín.

Cân nhắc các giải pháp phù hợp trong triển khai cơ chế, chính sách đặc thù

Phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm liên quan dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, căn cứ ý kiến của cơ quan thẩm tra và các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại tổ, tại Hội trường, cơ bản các đại biểu đều tán thành với chủ trương ban hành Nghị quyết này, tuy nhiên cần làm rõ hơn một số cơ chế đặc thù đối với thành phố Buôn Ma Thuột.

Bộ trưởng cho biết, đây là lần đầu tiên Chính phủ trình Quốc hội chính sách đặc thù cho đơn vị cấp huyện, Do đây là điều chưa có tiền lệ, cần thực hiện phù hợp với Kết luận 67 của Bộ Chính trị, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và cả những điểm nghẽn của thành phố, của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên, không phá vỡ hệ thống pháp luật chung đã thống nhất.


Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm. (Ảnh: DUY LINH)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, có một số lĩnh vực cần mở rộng phạm vi để tạo điều kiện phát triển cho thành phố, nhưng lại nằm ngoài phạm vi của thành phố Buôn Ma Thuột, nên Chính phủ cần cân nhắc, xem xét để bảo đảm hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng thông tin, để thực hiện Kết luận 67, Chính phủ đã xây dựng 1 chương trình hành động, bảo đảm không trùng lặp. Sắp tới, Chính phủ sẽ xây dựng các cơ chế đặc thù cho Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Về các chính sách ưu đãi, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ bám sát Kết luận 67 liên quan lĩnh vực nông sản và cà-phê, đưa thành phố cà-phê trở thành thương hiệu quốc gia, bảo đảm lan tỏa khắp các vùng miền.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện và tiến hành sơ kết, đánh giá, từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện tình hình thực tế, qua đó cân nhắc để có những giải pháp phù hợp trong việc triển khai cơ chế, chính sách đặc thù ở các địa phương.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Quốc hội thảo luận một số dự án luật sửa đổi; bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tư, ngày 2/11, buổi sáng, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Buổi chiều, QH nghe Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi). Sau đó, các đại biểu QH thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp QH (sửa đổi).

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(HBĐT) - Chiều nay (3/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này.

Khánh thành công trình tôn tạo Di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà

(HBĐT) - Sáng 2/11, huyện Lương Sơn tổ chức lễ khánh thành công trình tôn tạo Di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà (xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn). Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Hoàng Văn Hon, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo Nhân dân trong huyện.

Những dấu ấn trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, từ ngày 30/10 đến 1/11/2022, đã thành công tốt đẹp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thái tử kế vị Đan Mạch

Ngày 1/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik và Công nương phu nhân Mary Elizabeth đang thăm chính thức Việt Nam.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam

Chiều 31/10, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì Lễ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục