Ngày 2/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chú thích ảnhTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Bộ Chính trị đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã phát huy tốt truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy mô kinh tế của Thành phố năm 2020 tăng gấp 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010. Kinh tế Thành phố tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Thu ngân sách Nhà nước hằng năm trên địa bàn vượt kế hoạch. Các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên...

Bên cạnh các kết quả đạt được, Bộ Chính trị đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém như: Chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển của Thành phố, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với giai đoạn trước, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp, môi trường đầu tư chậm cải thiện, liên kết vùng chưa đạt kết quả thực chất, vai trò đầu tàu, động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước giảm sút, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người không đạt. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước có mặt hạn chế, yếu kém...

Chú thích ảnhĐồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của TP Hồ Chí Minh, với vai trò đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh với mục tiêu đến năm 2030 là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng; đến năm 2045, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, có chất lượng cuộc sống cao; là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.

Bộ Chính trị yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Tiếp tục quán triệt, thống nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng và phát triển Thành phố trong giai đoạn mới. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế; tăng cường liên kết phát triển vùng; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm hạ tầng đi trước một bước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.

Chú thích ảnhQuang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để thành phố phát triển nhanh và bền vững. Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, xây dựng con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo đảm quốc phòng an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thành phố, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.


Theo TTXVN

Các tin khác


Hợp tác kinh tế đóng vai trò trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp

Tại cuộc điện đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne chiều 28/11 tại trụ sở Chính phủ để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp và 10 năm Đối tác chiến lược trong năm 2023, hai Thủ tướng đã khẳng định mạnh mẽ, hợp tác kinh tế đóng vai trò trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.

Khai mạc Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trên cơ sở một số nhiệm vụ cấp bách, cụ thể, mới đây Thủ tướng đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, trình Quốc hội giải quyết sớm 7 nội dung.

Tổng Bí thư: Đặt tư tưởng "dân là gốc" làm nền tảng cốt lõi cho công tác Mặt trận

Chiều 26/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt 63 đại biểu Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017 - 2022.

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022

(HBĐT)-Tối 25/11, tại sân vận động huyện Cao Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh; đại biểu các sở, ban, ngành, địa phương. Sự kiện đã thu hút đông đảo người dân đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022

(HBĐT)- Ngày 25/11, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 11/2022 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023; cho ý kiến nhiều nội dụng quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm tốt truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn

Đây là kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách, với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực” diễn ra chiều 24/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục