Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, dân chủ trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; đồng thời bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm, đặc biệt là người chưa thành niên.
Sáng 13/12, ngay sau phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 18 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Cần thiết sửa đổi toàn diện Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13
Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, ngày 20/1/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Pháp lệnh số 09).
Tuy nhiên, sau hơn 8 năm triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, vẫn còn một số hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp lệnh.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình về dự thảo Pháp lệnh. (Ảnh: DUY LINH)
Ông Tiến nhấn mạnh, việc ban hành Pháp lệnh (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Pháp lệnh số 09; tăng cường tính công khai, minh bạch, dân chủ trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; đồng thời bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên hướng đến mục đích giáo dục, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội và bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của các em.
Tòa án nhân dân tối cao xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy định chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên (khoản 4 Điều 2 dự thảo Pháp lệnh).
Theo đó, đa số ý kiến tán thành dự thảo Pháp lệnh và cho rằng: người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên
Trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Pháp lệnh số 09 để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với Tòa án nhân dân tối cao và cho rằng, người chưa thành niên thuộc đối tượng yếu thế cần được pháp luật quan tâm, ưu tiên bảo vệ tại Tòa án. Việc chỉ định luật sư trong trường hợp người chưa thành niên không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Pháp lệnh số 09 quy định và thi hành ổn định 8 năm qua không có vướng mắc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: DUY LINH)
Nếu không quy định việc chỉ định luật sư thì quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể không được bảo vệ đầy đủ. Do vậy, cần tiếp tục kế thừa quy định tại Pháp lệnh 09 về chỉ định Luật sư trong trường hợp người chưa thành niên không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Về phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Điều 21) và phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án (Điều 35), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, tại các phiên họp này, Pháp lệnh 09 đều không quy định việc Thẩm phán hỏi đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị; đại diện cơ quan kiến nghị, kháng nghị người khiếu nại và các chủ thể khác tham gia phiên họp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong các phiên họp nói trên, Thẩm phán đều tiến hành việc hỏi đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị; người khiếu nại, cơ quan kiến nghị, kháng nghị và các chủ thể khác tham gia phiên họp để làm rõ hơn các nội dung liên quan, bảo đảm quyết định có căn cứ và phù hợp, chính xác. Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung quy định về việc hỏi tại các phiên họp tại Điều 21 và Điều 35 của dự thảo Pháp lệnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho ý kiến vào dự thảo Pháp lệnh. (Ảnh: DUY LINH)
Về quy định có tính chất thân thiện khi xử lý vụ việc đối với người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp cho rằng, đối tượng bị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là người chưa thành niên, cần được bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.
Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Pháp lệnh bổ sung một số quy định có tính chất thân thiện như: Nguyên tắc giải quyết vụ việc đối với người chưa thành niên phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải bảo đảm một số yêu cầu như: phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
Quy định chặt chẽ việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao quá trình chuẩn bị và chất lượng của dự thảo Pháp lệnh, đồng thời cho rằng dự thảo Pháp lệnh đủ điều kiện để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Chủ tịch Quốc hội nhất trí với tên gọi là dự thảo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sửa đổi) để bảo đảm tính sửa đổi toàn diện Pháp lệnh số 09 theo như đề xuất của Tòa án nhân dân tối cao: bổ sung mới 2 điều, sửa đổi, bổ sung 42/42 điều.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Về nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, Chủ tịch Quốc hội tán thành ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định như trong Pháp lệnh số 09 năm 2014, đồng thời cho rằng dự thảo Pháp lệnh (sửa đổi) cần nhấn mạnh điều này phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế, cũng như không mâu thuẫn với pháp luật hiện hành.
Liên quan đến phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết phải hoãn phiên họp trong một số trường hợp như dự thảo Pháp lệnh đã nêu, tuy nhiên cần phải quy định chặt chẽ, rõ ràng số lần hoãn, điều kiện hoãn, không kéo dài vô thời hạn chuyện hoãn phiên họp. Riêng trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Thư ký khi phiên họp đã diễn ra thì bắt buộc phải hoãn phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm thủ tục Thẩm phán, chủ tọa hỏi đương sự bao gồm người đề nghị, người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp, kiểm soát viên và các chủ thể khác tham gia phiên họp để làm rõ hơn các nội dung liên quan, vì trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính cũng đã có quy định việc hỏi này.
Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết tán thành thông qua Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Theo Báo Nhân Dân
Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu, lương thực; bình ổn thị trường, giá cả; bảo đảm Tết an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh… Đó là những chỉ đạo nổi bật của Chính phủ tại Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022.
(HBĐT)- Chiều 9/12, Kỳ họp thứ mười hai, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục ngày làm việc thứ 2. HĐND tỉnh tiếp tục phiên thảo luận và chất vấn tại hội trường và bế mạc Kỳ họp. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì và điều hành Kỳ họp.
(HBĐT) - Sáng 9/12, chương trình Kỳ họp thứ mười hai, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 được tiếp tục với nội dung thảo luận ở tổ. Các đại biểu làm việc tại 5 tổ cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo, tờ trình trình tại kỳ họp; trao đổi nhiều nội dung quan trọng cùng nhiều vấn đề xã hội.
(HBĐT) - Chiều 8/12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ mười hai (Kỳ
họp thường lệ cuối năm 2022), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Các đại biểu nghe và thảo luận các nội dung
báo cáo tóm tắt thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết của các ban HĐND tỉnh;
các tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.
Sáng 8/12, tại hội trường Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh diễn ra phiên khai mạc Kỳ họp thứ mười hai (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2022), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự và chỉ đạo Kỳ họp có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì và điều hành Kỳ họp. Tham dự Kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh; các vị đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu khách mời.
(HBĐT) - Đúng 8 h sáng nay (8/12), tại hội trường Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh diễn ra phiên khai mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2022, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế- Ngân sách của QH; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh; các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh; lãnh đạo một số các sở, ngành...Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa Kỳ họp.