Trước khi vào chương trình khai mạc lễ hội, Ban tổ chức thực hiện nghi lễ cúng mời Quốc Mẫu hoàng bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Mường Lầm và tổ chức nghi lễ rước kiệu từ Miếu thờ xóm Mường Lầm ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) để khai mạc lễ hội.
6h30’: Nghệ nhân mo Bùi văn Lựng và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Tân Lạc thực hiện nghi lễ dâng hương tại Miếu thờ xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Lựng - nghệ nhân mo Mường xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện nghi lễ đầu tiên tại Miếu thờ xóm Mường Lầm, xã Phong Phú.
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Tân Lạc thực hiện nghi lễ dâng hương tại Miếu thờ xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Các đại biểu dự khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023.
8h15': Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh phát biểu khai mạc lễ hội.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của Văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Trải qua những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, lễ hội Khai hạ đã đi sâu vào tâm thức của cộng đồng người Mường. Lễ hội Khai hạ ở mỗi vùng Mường của Hòa Bình được tổ chức vào thời gian và địa điểm khác nhau.Với những ý nghĩa và giá trị sâu sắc đó, năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh…
Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường được tổ chức thường niên sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; quảng bá sản phẩm du lịch của Hoà Bình đến với du khách trong nước và quốc tế…
8h20: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đánh trống khai mạc lễ hội.
Sau phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đánh trống khai mạc Lễ hội khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2023.
8h22: Công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh cho các địa phương.
Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình có lịch sử từ lâu đời và được cộng đồng người Mường ở các địa phương bảo tồn, gìn giữ phát huy qua nhiều thế hệ; lễ hội đã đi sâu vào tâm thức của đồng bào dân tộc Mường ở các vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình (Bi, Vang, Thàng, Động). Sau nhiều năm khôi phục, tổ chức, lễ hội ngày càng được nâng cao về quy mô, thu hút đông đảo người dân khắp nơi trong tỉnh cũng như du khách ở một số tỉnh bạn như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La,… và du khách trong, nước ngoài đến tham dự mỗi mùa lễ hội. Đến nay, lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Tại chương trình, Ban tổ chức Lễ hội đã công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh cho các địa phương.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh cho các địa phương.
Tại lễ khai mạc lễ hội, các đại biểu và nhân dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên đến từ huyện Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn biểu diễn với chủ đề Mường Bi – Bản sắc – Hội nhập và Phát triển. Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần: Phần 1: Màn trình tấu chiêng Mường "Thanh âm Mường Bi”; phần 2: "Bản sắc” và phần 3: "Hội nhập và phát triển”.
Phần 1: Màn trình tấu chiêng Mường "Thanh âm Mường Bi” với các bài chiêng đậm đà bản sắc.
Ông Thày Trượng khấn gọi hồn chiêng.
Phần 2: Chủ đề "Bản sắc” mở đầu quang cảnh xưa với các đội hình nhân dân trong thửa hồng hoang thụ động. Xuất hiện một đoàn người gồm một hoàng bà mặc áo choàng vàng và 12 thiếu nữ đồng trình xuống trần thế giúp dân Mường biết cày, biết cấy, trồng bông, dệt vải, biết làm nhà sàn, săn bắn, biết làm rượu cần, biết đúc trống, đúc chiêng… và chống lại thiên tai, địch hoạ, đem lại của cải cho dân Mường ấm no.
Được thể hiện qua bài hát múa 4 mường khoe sắc thể hiện sự đoàn kết đồng lòng của 4 Mường cùng nhau phát triển hường về tương lai.
9h15: Kết thúc phần lễ khai mạc. Đoàn rước kiệu Quốc mẫu Hoàng Bà ra chứng kiến lễ cày, cấy đầu xuân tại Nà Trùng.
Các đại biểu, người dân chứng kiến nghi thức xuống đồng đi cày, cấy đầu xuân.
10h: Sau phần chứng kiến lễ đi cày, cấy đầu xuân, đoàn rước kiệu về Miếu thờ tại xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Các đại biểu thực hiện nghi thức tế lễ, dâng hương tại Miếu thờ xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu ẩm thực và trưng bày sản vật tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh.
Sáng 20/1 ( 29 Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch.