Sáng 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.


Thủ tướng Phạm Minh phát biểu khai mạc phiên họp.

Theo chương trình, Chính phủ sẽ tập trung thảo luận một số nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các đoàn công tác của thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua tháng đầu tiên của quý III/2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trên thế giới, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng… Lạm phát trên thế giới có thể đã qua đỉnh nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt (Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % vào ngày 26/7/2023). Áp lực nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp, rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản vẫn còn cao tại một số quốc gia. Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ tiềm ẩn yếu tố rủi ro (thêm 1 ngân hàng quy mô nhỏ tại Mỹ bị kiểm soát đặc biệt).

Xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu khi Nga, Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo trên thế giới. Nguồn cung dầu thô tiếp tục bị thu hẹp, đẩy giá dầu tăng cao nhất kể từ tháng 4/2023.

Biến đổi khí hậu, tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai tại nhiều quốc gia.

Các nước trên thế giới vẫn đang giải các "bài toán khó" giữa thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; giữa toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa và cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi khi chúng ta chịu tác động kép, phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém kéo dài nhiều năm, trong đó có các vấn đề của thị trường trái phiếu, bất động sản… bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khó khăn.

Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, chúng ta cơ bản thực hiện được các mục tiêu tổng quát đề ra với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực.

Bước vào tháng 8, mặc dù dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế nước ta đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực hơn, nhất là nền tảng kinh tế vĩ mô thuận lợi, tình hình chính trị - xã hội ổn định, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước được giữ vững.

Trong tháng 8, có nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có các ngày lễ kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9… và cũng là thời điểm thường xuất hiện mưa bão, rủi ro thiên tai…; trong khi đó rất nhiều nhiệm vụ, công việc (thường xuyên, đột xuất, xử lý tồn đọng…) cần tập trung thực hiện để đạt cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025.

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 và những tháng cuối năm 2023 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, khách quan, trung thực, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng, trong đó nêu rõ những việc nào đã làm tốt để tiếp tục phát huy và làm tốt hơn, những việc còn chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân khách quan, chủ quan, những kinh nghiệm quý, bài học hay; nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, từ đó đưa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả; đồng thời cho ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết Phiên họp.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Philippines ngày càng hiệu quả, thiết thực

Chiều 2/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam-Philippines (JCBC-10) từ ngày 1 đến 2/8.

Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư Bùi Thị Minh Hoài dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Chiều 2/8, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư và đoàn công tác đã dâng hương, trồng cây lưu niệm tại Di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Tham gia về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và lãnh đạo huyện Lương Sơn.

Gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, 75 năm ngành Tuyên giáo tỉnh Hòa Binh

(HBĐT) - Ngày 1/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2023); 75 năm truyền thống ngành Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình (1948 - 2023).  Dự gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Trưởng Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào đồ án xây dựng quy hoạch vùng huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Chiều 31/7, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào Tờ trình về Đồ án xây dựng vùng tỷ lệ 1/25.000 huyện Kim Bôi đến năm 2040 và một số nội dung quan trọng khác.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc

Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã có mặt tại hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng vùi lấp 4 người trên đèo Bảo Lộc (thuộc Quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) để khảo sát và chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân, giải tỏa hiện trường nhằm sớm thông tuyến đèo Bảo Lộc.

Rà soát, đề xuất sửa đổi những vấn đề vướng mắc trong các luật hiện hành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật hiện hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục