(HBĐT) - Dự báo đến năm 2025 có 3 chỉ tiêu khó đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước và GRDP bình quân đầu người. Các ngành chức năng tham mưu tỉnh tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, hỗ trợ các dự án trọng điểm, tạo động lực tăng trưởng 9% thời gian còn lại của nhiệm kỳ.


Công ty may Hồ Gươm, xã Phong Phú (Tân Lạc) hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Trong bối cảnh khó khăn, tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng GRDP) không đạt mục tiêu đề ra. Năm 2021 đạt 2,86%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng 3,7% của năm 2020. Năm 2022 đạt 9,47% (riêng quý IV bắt đầu suy giảm). 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh chỉ đạt 0,73%, dự kiến cả năm 2023 đạt 3,87%; bình quân 3 năm đạt 5,4%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân GRDP từ 9%/năm trở lên thì năm 2024, 2025 cần phải có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 15%; còn nếu chỉ đạt mức tăng trưởng 9% thì bình quân 5 năm 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt gần 7%.

Ngành nông nghiệp vẫn duy trì và phát triển, trung bình 2 năm 2021 - 2022 tốc độ tăng trưởng đạt 4,69%, 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,45%. Tuy nhiên, ngành công nghiệp - xây dựng bị ảnh hưởng rất nặng nề, cụ thể, năm 2021 đạt 1,39%, năm 2022 tăng 16% và 6 tháng đầu năm 2023 giảm 2,05%; lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng thấp, năm 2021 đạt 5,6%, năm 2022 đạt 10,11% và 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,59%.

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) chưa cao, năm 2021 đạt 5.615 tỷ đồng, năm 2022 đạt 5.275 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.890,7 tỷ đồng, bằng 36% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 26% dự toán Nghị quyết HĐND tỉnh giao và bằng 73% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 120,3 tỷ đồng, đạt 6% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 3,4% dự toán HĐND tỉnh và bằng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu ngân sách nửa nhiệm kỳ đạt 12.782 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu thu ngân sách 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 là một thử thách rất lớn.

Kế hoạch đầu tư công (ĐTC) được giao trong 3 năm 2021 - 2023 là 19.285 tỷ đồng, đến ngày 30/6/2023 giải ngân được 7.827 tỷ đồng, đạt 40,58% (đạt 26% kế hoạch trung hạn 5 năm). Cụ thể, năm 2021 kế hoạch vốn giao 3.818 tỷ đồng, giải ngân được 3.372 tỷ đồng, đạt 88%; năm 2022 kế hoạch vốn giao 5.248 tỷ đồng, giải ngân được 3.516 tỷ đồng, đạt 67%; năm 2023 kế hoạch vốn giao 10.220 tỷ đồng, đến 30/6/2023 giải ngân được 923 tỷ đồng, đạt 9%.

Đối với thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: Từ năm 2021 đến tháng 6/2023 đã quyết định chủ trương đầu tư cho 138 dự án với tổng vốn đăng ký trên 85 nghìn tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn, điển hình là dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện công suất 10 triệu tấn năm, tổng vốn đầu tư 29.800 tỷ đồng; dự án sản xuất vi mạch điện tử của Công ty CP Meiko đến từ Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, bằng 1/3 vốn đầu tư FDI hiện có trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh quyết định chấm dứt hoạt động của 54 dự án, tạo cơ hội cho nhà đầu tư khác nghiên cứu, khảo sát. Đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh có 734 dự án đầu tư, vốn đăng ký gần 202 nghìn tỷ đồng; có 47% (336) dự án đã đưa vào hoạt động khai thác, 36% (265) dự án đang triển khai các thủ tục xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất đai, giải phóng mặt bằng; 45 dự án đang đầu tư xây dựng dở dang; 70 dự án chậm triển khai, 18 dự án đã đầu tư đưa vào hoạt động nhưng nay dừng hoạt động. Trong hơn 2 năm có 1.152 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 28.452 tỷ đồng, 302 doanh nghiệp quay trở lại thị trường. Lũy kế đến tháng 6/2023 có 4.468 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 73.548 tỷ đồng (3.440 doanh nghiệp có kê khai nộp thuế).

Tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy đã đề ra 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có 4 nhóm giải pháp lớn với 18 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Theo đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, bên cạnh việc hoàn thành quy hoạch tỉnh tầm nhìn đến năm 2050 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần tập trung vào những giải pháp quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn ₫ầu tư công (ĐTC), cải thiện môi trường kinh doanh.

Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh 29.984 tỷ đồng, cộng với 700 tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho ĐTC thì vốn trung hạn là 30.684 tỷ đồng. Hai năm rưỡi qua, tỉnh giải ngân được 7.826 tỷ đồng, như vậy, từ nay đến hết năm 2025 còn phải giải ngân 22.858 tỷ đồng, bằng 74% kế hoạch vốn ĐTC trung hạn 2021 - 2025. Với hệ số ICOR trong thời gian qua khoảng từ 3,7 - 3,9 thì số vốn ĐTC trên sẽ tạo ra khoảng 6.000 tỷ GRDP.

Để giải ngân hết số vốn ĐTC trung hạn, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định dự án, dự toán thiết kế; tập trung chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các vướng mắc về nguồn đất đắp, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC; kịp thời, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án.

Tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương hoàn thiện tất cả thủ tục hành chính về xây dựng, quy hoạch, đất đai để sớm khởi công dự án. Trước mắt ưu tiên, tập trung 8 dự án trọng điểm và dự án FDI sản xuất vi mạch của Công ty Meiko có tổng vốn đầu tư trên 65.000 tỷ đồng. Nếu trong nửa nhiệm kỳ còn lại, nhóm dự án này giải ngân được khoảng 50% vốn đầu tư thì sẽ tạo ra được khoảng 8.500 tỷ đồng GRDP, cộng với khoảng 6.000 tỷ đồng được tạo ra từ vốn ĐTC trung hạn, thì bình quân 2 năm còn lại tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9% là có thể thực hiện được. Bên cạnh đó cần lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án có tác động lan tỏa, đóng góp lớn vào thúc đẩy tăng trưởng và thu NSNN trên địa bàn; đồng thời rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không triển khai, dự án có dấu hiệu giữ đất, chờ cơ hội để chuyển nhượng, dự án vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra cần hiện tốt các giải pháp nhằm tăng thu NSNN, đặc biệt là nguồn thu từ đất. 


Lê Chung

Các tin khác


Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thăm và làm việc tại Hòa Bình

Ngày 26/4, đoàn công tác Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sandeep Arya làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp, làm việc với ngài đại sứ và đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Phi Long thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong tại huyện Lạc Sơn

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 25/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh, của huyện đã tới thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam - Hoa Kỳ về xuất khẩu, phát triển xanh và bền vững

Sáng 24/4 (giờ địa phương), đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. Tiếp đón đoàn công tác có đồng chí Hoàng Thùy Dương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston và cán bộ, nhân viên của Tổng Lãnh sự quán.

Tổng kết 5 năm thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Sơ kết 1 năm phân công lãnh đạo theo dõi xã, phường, thị trấn

Ngày 24/4, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, (CB,ĐV) trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh (Quy định số 34) và sơ kết 1 năm thực hiện Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy về cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn (Quy định số 26). 

Hòa Bình cần phát triển các ngành động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 23/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục