Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1670/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 4/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025.
Hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh (Phú Yên). Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Theo Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 4/8/2021, thời gian thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 từ năm 2021 đến năm 2025. Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 sửa đổi theo hướng kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến ngày 31/12/2026.
Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo điểm đ khoản 5 Điều 2 Quyết định số 1383/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện Đề án bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; tổng hợp kết quả kiểm kê và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2024 để tổng hợp.
Nội dung này được Quyết định số 1670/QĐ-TTg sửa đổi như sau: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bố trí ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khẩn trương thực hiện Đề án bảo đảm tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả, không để kéo dài, thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước; tổng hợp kết quả kiểm kê và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/6/2026 để tổng hợp.
* Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 nhằm mục tiêu công bố được các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước (lần đầu) trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước trên cơ sở thông tin, số liệu kiểm kê được thực hiện chính xác, đồng bộ, đúng thời gian. Các số liệu kiểm kê về tài nguyên nước, khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước là số liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quy hoạch, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước và lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, hướng tới việc đảm bảo an ninh tài nguyên nước, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Nội dung chủ yếu của Đề án là: Xây dựng nội dung, dự toán và kế hoạch chi tiết để thực hiện kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, bảo đảm khả thi, hiệu quả, đồng bộ và tránh lãng phí nguồn lực; thu thập, kế thừa các thông tin, số liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê, điều tra cơ bản từ các giai đoạn trước và trong kỳ kiểm kê; xây dựng phần mềm quản lý, cập nhật, khai thác dữ liệu kiểm kê tài nguyên nước bảo đảm kết nối với cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên môi trường và chuyển đổi số quốc gia; xây dựng các biểu mẫu, quy trình, phương pháp kiểm kê; tập huấn, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng phần mềm, hướng dẫn kiểm kê.
Thực hiện kiểm kê các chỉ tiêu tại thực địa: Tập huấn hướng dẫn quy trình, phương pháp kiểm kê; ghi nhận thông tin, số liệu cho các phiếu kiểm kê; khảo sát, xác định các điểm cần quan trắc đo đạc bổ sung dòng chảy; xác lập chế độ quan trắc, đo đạc cần thiết để tính toán được chỉ tiêu về lượng nước mặt; quan trắc, đo đạc bổ sung tại các vị trí trong kỳ kiểm kê; chỉnh lý số liệu quan trắc đo đạc bổ sung; lập các báo cáo kiểm kê tại thực địa theo từng chỉ tiêu kiểm kê.
Bên cạnh đó, tổng hợp, xử lý, phân loại thông tin, số liệu kết quả thu thập, điều tra thực địa và cập nhật số liệu vào phần mềm; kiểm tra, đối chiếu đối với từng chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước; tính toán các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước...
Theo TTXVN
Sáng 24/12, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã họp, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương, Quách Tất Liêm; lãnh đạo các ban, sở, ngành...
Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Ngày 23/12, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Cùng dự có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy.
Sáng 23/12, nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Giáo xứ Mường Riệc, xã Mỹ Thành (huyện Lạc Sơn). Tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Đại tá Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ, Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Ngày 23/12, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư (TĐC), Dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai gây sạt lở đất, đá tại khu vực xóm Rài, xã Tuân Đạo (Lạc Sơn). Tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Đại tá Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn.
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.