Sau CPH, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm tập trung nâng cao sản lượng gạch và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sau CPH, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm tập trung nâng cao sản lượng gạch và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, so với cả nước, tỉnh ta đứng ở tốp đầu 10 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới đã mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư SX-KD.

 

Trong 10 năm qua, tỉnh ta có 50 DNNN được sắp xếp CPH, chuyển loại hình doanh nghiệp với tổng số vốn Nhà nước đạt gần 149 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện CPH 25 doanh nghiệp; 4 doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động, 3 doanh nghiệp được bán; chuyển cơ quan quản lý 4 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH một thành viên: 2 doanh nghiệp; chuyển thành đơn vị sự nghiệp 2 doanh nghiệp và giải thể 6 doanh nghiệp, chủ yếu là bán tài sản Nhà nước và thay đổi mục đích sử dụng đất.

 

Điển hình như Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, từ sau CPH, Công ty đã từng bước tăng sản lượng công suất từ vài triệu viên lên đến trên 12 triệu viên/ năm, nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, theo ông Phạm Ngọc Chuyển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, từ năm 2005 đến nay, Công ty tích cực đầu tư đổi mới công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện thành công đề tài khoa học cấp Bộ về Thiết kế chế tạo máy và thiết bị để cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền sản xuất gạch liên tục kiểu đứng trở thành điểm trình diễn khoa học công nghệ và hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ thân thiện môi trường cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đạt hiệu quả KT-XH cao.

 

Ngoài ra còn khá nhiều công ty sau CPH đã tự khẳng định được mình, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước thay vì nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước trước đây như: Công ty CP Sách thiết bị trường học, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình, Công ty CP Thương mại Hòa Bình, Công ty CP xây lắp và tư vấn xây dựng Hòa Bình, Công ty CP nông sản thực phẩm...

 

Theo đánh giá của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của tỉnh, trước khi chuyển đổi, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không mang tính đa dạng, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực do Nhà nước giao kế hoạch và hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Sau khi chuyển đổi, phần lớn doanh nghiệp đạt doanh thu bình quân tăng 28,5%. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động theo cơ chế năng động, thích nghi với thị trường và nhu cầu của xã hội. Cụ thể, đến năm 2009, tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông bình quân của các doanh nghiệp CPH đạt 9,56 %/năm, có 5 doanh nghiệp không có cổ tức, chiếm khoảng 23%. Như vậy, đa số các doanh nghiệp đã có lãi chia cho các cổ đông để động viên, khích lệ và góp phần gắn bó họ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ chia cổ tức còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.        

 

Ngoài ra, các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi nộp ngân sách được 15.606 triệu đồng, tăng khoảng 44% so với thời điểm trước CPH. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đã được cải thiện đáng kể, bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 87% so với thời điểm trước khi sắp xếp, đổi mới. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới đã mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư SX-KD.

 

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới, nhập khẩu các máy móc thiết bị tiên tiến như: xi măng lò quay, gạch nung không khói, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, dây chuyền chế biến, bảo quản nông sản... đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp cũng đã đa dạng, các doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa cao hơn, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng mạnh dạn tận dụng lợi thế, vị trí kinh doanh để đa dạng hóa sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp không dựa vào một hoặc một số ngành nghề chính mà đều kinh doanh đa ngành, đa nghề.

 

Sau khi cổ phần hoá hoặc thực hiện hình thức sắp xếp đã tập trung đầu tư, huy động khả năng về tài chính của người lao động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác, người lao động tham gia mua cổ phần trở thành cổ đông. Tính từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu đến ngày 30/6/2009, các doanh nghiệp cổ phần đã góp vốn huy động được 190.382 triệu đồng, bình quân 1 doanh nghiệp có 7.615 triệu đồng vốn điều lệ, tăng 34% so với vốn điều lệ ban đầu. Ngoài khả năng huy động vốn từ các cổ đông còn huy động được nhiều nguồn vốn của tổ chức, cá nhân chiếm khoảng 23% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

 

Nhìn chung, theo đánh giá của Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ mô hình DNNN trong quản lý đã bộc lộ nhiều yếu kém, khi chuyển sang công ty cổ phần, đa số cán bộ quản lý đã thay đổi nhận thức. Với cơ chế tự chủ về tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp ngoài đưa doanh nghiệp phát triển, đi lên còn phải duy trì, đảm bảo phần vốn góp của các cổ đông; điều này đã tạo ra tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công ty cổ phần. Bộ máy mới của doanh nghiệp sau khi sắp xếp đều do cổ đông và người lao động bầu ra, phần lớn họ đều có trách nhiệm về vốn lớn hơn các cổ đông khác. Họ là những người có tài, có đức, được cổ đông tín nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với cá nhân cao.  

 

Mặt khác, các doanh nghiệp đều được tinh giản biên chế, gọn nhẹ về tổ chức và giảm các chi phí không cần thiết trong SX-KD nên có cơ hội mở rộng dây chuyền sản xuất; nâng cấp, cải tiến chất lượng máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nên năng suất lao động được nâng cao. Hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng cải tiến một bước. Việc xử lý tài sản, hàng hoá, công nợ tại thời điểm sắp xếp là cơ hội để minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã bố trí lại lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp đã thực sự phát triển và khẳng định được uy tín trên thị trường. Số lao động làm việc trong công ty cổ phần hiện nay là những lao động có trình độ, sức khoẻ tốt, được bồi dưỡng, đào tạo phù hợp với công nghệ và phương án kinh doanh của công ty. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng khoảng từ 70 - 100 lao động. Đa số người lao động còn là cổ đông được tham gia vào việc định hướng và phát triển công ty.

 

 

                                                                                         Hồng Trung

 

Các tin khác


Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

Trong chương trình công tác tại Cần Thơ, chiều 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng trên địa bàn; khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; nghe báo cáo, đề xuất về dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của thành phố Cần Thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục