Đ/C Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình SX-KD của Công ty TNHH Xuân Mại (Lương Sơn). Ảnh ĐP.

Đ/C Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình SX-KD của Công ty TNHH Xuân Mại (Lương Sơn). Ảnh ĐP.

(HBĐT) - Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, UBKH Nhà nước tỉnh cũng được tái lập. Đến tháng 10/1996 được thành lập với nhiệm vụ chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&ĐT, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.

 

Công tác KH&ĐT đã khẳng định được vai trò quan trọng, thực sự là công cụ chủ yếu của Nhà nước để điều hành và phát triển KT-XH. Qua 66 năm xây dựng và phát triển, cùng với ngành KH&ĐT cả nước, các thế hệ cán bộ ngành KH&ĐT tỉnh luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo tỉnh trong công tác tham mưu, tổng hợp về xây dựng, chỉ đạo và thực hiện các chiến lược quy hoạch phát triển KT-XH; đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực phát triển KT-XH của tỉnh. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành KH&ĐT đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đoàn kết thống nhất, làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh đánh giá, dự báo, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, quản lý, điều hành nền KT-XH như: quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các thời kỳ 1991-2000, 2001-2010, 2011-2020; kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm; phân tích dự báo khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, phát triển nguồn nhân lực, gắn với phát triển và ứng dụng KH-CN, xây dựng cơ chế bổ sung ngân sách đầu tư phát triển; tăng cường công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ trên địa bàn; tham mưu đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, phát triển DN... Qua đó đã góp phần đắc lực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

 

20 năm qua, GDP của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá, cụ thể: giai đoạn 1991-1995 đạt 7,1%; giai đoạn 1996-2000 đạt 7,4%; giai đoạn 2001-2005 đạt 8%; giai đoạn 2006-2010 đạt 12%. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 12,5%, trong đó, ngành nông - lâm - thủy sản tăng 4%; công nghiệp- xây dựng 21,4%, dịch vụ 12%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực: tỷ trọng nông - lâm nghiệp 34,2%; công nghiệp - xây dựng 32,8%; dịch vụ 33%. Thu ngân sách Nhà nước tăng gấp 4 lần so với năm 2005; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần so với năm 2005; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững; sản xuất công nghiệp tăng giá trị gấp 2,5 lần so với năm 2005; các ngành dịch vụ phát triển khá, nâng tổng mức doanh thu tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%. Tỉnh đã huy động và khai thác tốt các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, đến nay đã có trên có 340 dự án đầu tư với 1.900 DN... Sở KH&ĐT đã tích cực tham mưu huy động tốt các nguồn hỗ trợ, triển khai nhiều dự án phát triển KT-XH các vùng khó khăn. Sở KH&ĐT là cơ quan thường trực Dự án giảm nghèo tỉnh giai đoạn 2 thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 với tổng vốn đầu tư 21,8 triệu USD. Trong đó, vốn đối ứng Chính phủ 1,8 triệu USD, triển khai trên địa bàn 42 xã của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Yên Thủy và Lạc Sơn.

 

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015 được xác định là: “Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở ưu tiên tập trung cho các ngành, các vùng động lực tăng trưởng; đồng thời bảo đảm nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững; phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng KT-XH, đô thị, kết nối các vùng trong tỉnh với vùng động lực; xóa bỏ các rào cản đối với sự liên kết kinh tế; trao đổi kinh tế hàng hóa và thu hút lao động; phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2010”. Sở KH&ĐT phát huy kết quả đáng tự hào đã đạt được, tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

 

Một là, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ KH-KT có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Hai là, tập trung đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển các trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ thành vùng kinh tế năng động, tạo kích thích lan tỏa làm đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Tăng cường liên kết, khắc phục sự chia cắt, khép kín trong phát triển. Việc quy hoạch các vùng kinh tế động lực rất cần thiết nhằm thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra khu vực kinh tế phát triển, từ đó mở rộng hiệu ứng, tạo động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh. Xóa đói - giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm an sinh xã hội là yếu tố tác động tích cực cho sự phát triển, bảo đảm QP-AN. Là cơ quan thường trực của Ban quản lý Dự án giảm nghèo của tỉnh, Sở KH&ĐT đang tập trung thực hiện hoàn thành kế hoạch 18 tháng của dự án, triển khai thực hiện kế hoạch 42 tháng, bám sát sổ tay công tác của BQL Dự án giảm nghèo Tư và quy chế hoạt động của BQL dự án tỉnh, tổ chức hoàn thành 4 hợp phần mục tiêu của dự án đề ra.

 

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; chú trọng phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế bảo đảm hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường.

 

Bốn là, triển khai các giải pháp thiết thực và hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, thuận tiện về giao thông, có nhiều tiềm năng khoáng sản, du lịch văn hóa. Đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng công vụ, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, phù hợp với quy định của pháp luật, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án sớm đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Kỷ niệm 125 năm thành tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh, phát huy những thành tích đáng tự hào trong quá trình xây dựng và phát triển, CB, CC và người lao động ngành KH&ĐT tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo sát sao  của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ KH&ĐT, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011 - 2015) đã đề ra.

 

                                                 Bùi Hải Quang

(TUV, Giám đốc Sở KH&ĐT, Phó Ban Thường trực Dự án Giảm nghèo tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

Trong chương trình công tác tại Cần Thơ, chiều 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng trên địa bàn; khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; nghe báo cáo, đề xuất về dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của thành phố Cần Thơ.

Ngày 13/5, khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13/5/2024 - 15/5/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.

Triển khai các nội dung Luật Đất đai năm 2024

Chiều 10/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai các nội dung Luật Đất đai số 31/2024/QH15 năm 2024 dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TN&MT và các cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 4.300 điểm cầu trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục