Đường Thịnh Lang (TPHòa Bình) tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng đã đưa vào khai thác.
(HBĐT) - So với trước, hạ tầng kỹ thuật GT-VT của tỉnh đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH, XĐ-GN. Ngành GT-VT đang tham mưu cho UBND tỉnh khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện quy hoạch phát triển GT-VT giai đoạn 2010-2020, tạo bước đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ và liên hoàn, làm cơ sở thực hiện thắng lợi các nghị quyết phát triển KT-XH của tỉnh.
Đến nay, diện mạo GTVT của tỉnh đã thay đổi rất nhiều. Giao thông vượt gềnh, xuyên núi, những con đường XĐ-GN, con đường vươn tới ấm no, hạnh phúc, những con đường tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở ra vận hội phát triển. Đường giao thông đang hiện thực hóa ước mơ đổi đời cho người dân vùng khó khăn. Vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu (Lạc Sơn); Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông (Tân Lạc) đã không còn nỗi ám ảnh quan san cách trở. Giao thông mang lại những mùa vàng lúa, ngô, vợi bớt cuộc sống lam lũ cho người dân Đồng Chum, Suối Nánh, Mường Chiềng (Đà Bắc) và xóa đi cảm giác bị cô lập cho người dân Pù Bin, Noong Luông, Ba Khan (Mai Châu)... Đường mới được mở, đầu tư nâng cấp mang lại lợi thế cạnh tranh và diện mạo mới cho bộ mặt đô thị thời hội nhập.
Thời gian qua đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh. Năm 2005, Tân Dân là xã cuối cùng có đường ô tô đến trung tâm. Tỉnh hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, phấn đấu 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2006-2010), tỉnh tạo sự bứt phá trong phát triển hạ tầng giao thông. Đường mới tiếp tục được đầu tư xây dựng. Chất lượng giao thông được cải thiện đáng kể. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 60% đi được cả 2 mùa. Năm 2008, tỉnh hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công, thông tuyến đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 70 km đi qua 5 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, trong đó có nhiều xã vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh đã có thêm nhiều dự án phát triển CN, nhiều xã nghèo khó đã và đang chuyển dịch cơ cấu khá mạnh mẽ, thoát khỏi cảnh thuần nông. Vài năm nay, từ các nguồn lực đầu tư các tuyến đường như 433 - Đà Bắc, Bãi Nai - Đồng Dăm, Bình Thanh - Thung Nai, Ngòi Hoa - Thung Nai, Vạn Mai - Cun Pheo, Khoan Dụ - An Bình, Gia Mô - Lỗ Sơn, Yên Lập - Yên Thượng, Lũng Vân - Nam Sơn, Lũng Vân - Bắc Sơn, Liên Hòa - Hưng Thi... được đưa vào khai thác đã mang lại sự thay đổi lớn cho các vùng quê khó khăn.
Đề án cứng hóa đường giao thông đặt trên nền tảng phong trào làm đường giao thông sôi nổi từ những năm trước, đến nay đi được trên 2/3 chặng đường, tiếp tục khẳng định là chủ trương đúng đắn. hợp lòng dân. Tới đây, tỉnh có khoảng 1.000 km đường bê tông xi măng, cải thiện điều kiện dân sinh ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.
Cũng trong năm 2008, tỉnh hoàn thành quy hoạch phát triển GT-VT giai đoạn 2010-2020 làm cơ sở để thu hút và khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Hàng năm, tỉnh bố trí kinh phí cho đầu tư phát triển giao thông chiếm từ 8-10% chi ngân sách địa phương và bằng 22-28% tổng chi cho đầu tư phát triển. Năm 2010, đầu tư phát triển GT-VT 391,7 tỷ đồng, bằng 26%, năm 2011 là 323 tỷ đồng, bằng 23%. Trong năm 2010, nhiều dự án giao thông lớn của tỉnh đã khởi công và đang triển khai. Đó là dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB tổng vốn đầu tư trên 6.700 tỷ đồng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); các dự án QL 21, QL 12, đường 12 B với khoảng 1.000 tỷ đồng khi hoàn thành sẽ mang lại diện mạo giao thông mới cho tỉnh, trở thành động lực quan trọng phát triển KT-XH, tạo sự liên thông thuận lợi trong và ngoài tỉnh. Thống kê mới đây, tỉnh có gần 5.054 km đường bộ, Trong đó có 5 tuyến QL (QL 21, QL 12B, QL 6, QL 15) và đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 308,3 km; 21 tuyến đường tỉnh dài 386 km, đường huyện 740 km, đường các xã khó khăn 186,3 km, đường GTNT dài 3.322 km, đường chuyên dụng 112,2 km.
Giám đốc Sở GT-VT Ngô Ngọc Đức cho biết: Tỉnh đang tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Phát triển giao thông đường bộ, đối ngoại và đối nội hợp lý, thống nhất, cân đối, đồng bộ, bảo đảm được liên hoàn, liên kết vận tải, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt. Tận dụng tối đa năng lực, kết cấu giao thông hiện có, coi trọng duy trì, củng cố, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện tại, đầu tư, nâng cấp mở rộng các QL, đường tỉnh, đường liên huyện quan trọng. Từng bước hiện đại hóa giao thông đô thị. Xây dựng và từng bước cải thiện mạng lưới giao thông nông thôn, giao thông ở vùng sâu, xa, căn cứ cách mạng. Giai đoạn 2010-2020 tập trung nâng cấp mặt đường các tuyến QL, đường tỉnh, một số đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn; đầu tư mở mới một số tuyến đường phục vụ công nghiệp, khu vực dân cư; từng bước hiện đại kết cấu hạ tầng GTVT. Ngành GTVT đang tập trung chỉ đạo nhà thầu tăng cường nhân lực, máy móc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; giải ngân theo khối lượng tạo điều kiện cho nhà thầu thi công; báo cáo đề xuất kịp thời với UBND tỉnh về những vướng mắc trong quá trình triển khai, sớm đưa các dự án giao thông trọng điểm vào khai thác phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, sản xuất Công nghiệp của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ. Để thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng gần 1.800 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, trong bối cảnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, rất cần những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy SX- KD.
(HBĐT) - Sản xuất công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, ngành thương mại – dịch vụ diễn biến thuận lợi, nỗ lực kiềm chế lạm phát tiếp tục phát huy hiệu quả… Điểm qua những nét nổi bật trong KT-XH 6 tháng đầu năm nay có thể thấy bất chấp bối cảnh nhiều thách thức, tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trước những sức ép được dự báo gia tăng trong 6 tháng còn lại, vấn đề quan trọng đang đặt ra là nên xem xét điều, chỉnh một số chỉ tiêu để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2011.
(HBĐT) - Nếu so với trước đây, môi trường kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đòi hỏi cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa từ cả phía từ các cơ quan quản lý Nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế.
(HBĐT) - Báo cáo của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
(HBĐT) - Trong không khí tưng bừng phấn khởi, kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tròn 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, hòa cùng niềm vui của người làm báo cả nước, những người làm báo tỉnh nhà tự hào nhìn lại chặng đường 86 năm xây dựng và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2011).
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Công Hồng, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi cho biết: Xuất phát từ thực tế phát triển nông, lâm nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế rút ra trong quá trình sản xuất những năm trước, trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ huyện đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề phê chuẩn 4 đề án về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bao gồm: đề án xây dựng cánh đồng cho thu nhâp cao; dồn điền - đổi thửa; trồng cỏ nuôi trâu, bò tại chuồng; trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Ngay khi các đề án được ban hành, nhân dân các xã, thị trấn đã tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả.