Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy phát điện có công suất 1.920 MW  đáp ứng nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy phát điện có công suất 1.920 MW đáp ứng nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất.

(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thương mại và hạ tầng các cụm công nghiệp tỉnh ta đang từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

 

Ngoài Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920 MW, trên địa bàn tỉnh đang có 9 dự án thủy điện đầu tư xây dựng với công suất 28,85 MW, trong đó có 4 dự án đang triển khai thi công, 5 dự án đã xây dựng hoàn thành, phát điện và hoà vào lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, các trạm và hệ thống đường dây 500 KV, 220 KV, 35 KV... đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho tiêu dùng và SX. Hạ tầng CCN ngày càng mở rộng, hiện đã quy hoạch 21 CCN với tổng diện tích 773,62 ha, 16 cụm có quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 447,357 ha. Toàn tỉnh thu hút được 4 nhà đầu tư hạ tầng vào các CCN gồm Chiềng Châu (Mai Châu), Hòa Sơn, Cao Thắng (Lương Sơn), Khoang U (Lạc Sơn). Tỉnh còn được T.ư hỗ trợ 16 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng hạ tầng CCN. Cùng với đó, lĩnh vực hạ tầng thương mại có bước phát triển đáng kể với hệ thống 92 chợ, 2 trung tâm thương mại và 3 siêu thị có cơ sở vật chất hiện đại mang lại diện mạo mới, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đáng kể là trong số 92 chợ đã có 62 chợ được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố với tổng mức vốn đầu tư từ năm 1993 đến nay hơn 98 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp 57,707 tỷ đồng, vốn DN và hộ kinh doanh 40,35  tỷ đồng.

 

Song cũng cần nhìn nhận trở ngại thực tế là hệ thống kết cấu hạ tầng công thương hiện còn thiếu và yếu. Đó là, độ tin cậy trong cung cấp điện chưa cao do một số địa phương chưa kết nối hệ thống mạch vòng (Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc). Toàn tỉnh còn 5.439 hộ ở 124 xóm, thôn, bản của 41 xã chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống lưới điện ở một số xã chưa đảm bảo kỹ thuật. Thêm vào đó, tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CCN còn chậm. Hạ tầng nhiều chợ xuống cấp gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH. Nguyên nhân chính là đầu tư từ NSNN, nguồn lực ngoài Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng  còn thấp.

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH T.ư Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, ngành Công thương đang đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các lĩnh vực trên quan điểm là phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và huy động nguồn lực mọi thành phần kinh tế vào phát triển kết cấu hạ tầng. Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, ngành đã đề ra các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020, về hạ tầng cung cấp điện  đảm bảo nhu cầu cấp điện công suất cực đại 325MW, điện thương phẩm 1.542 triệu KWh và tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 16,4%/năm, điện năng bình quân thương phẩm đầu người 1,690 KWh/người/năm. Xây dựng mới các tuyến cao thế, trung thế đi đôi với cải tạo mạng lưới hạ thế. Về hạ tầng thương mại đến năm 2015 có 100% chợ trung tâm các huyện được kiên cố hóa, 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại. Đến năm 2020 có ít nhất 1 cơ sở thuộc loại hình văn minh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị) tại trung tâm huyện, thị tứ. Các chợ đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố và đầu tư xây dựng sàn giao dịch điện tử. Đến năm 2015, phấn đấu hoàn thiện đầu tư hạ tầng 4 CCN Khoang U, Chiềng Châu, Cao Thắng, Hòa Sơn và đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc đầu tư hạ tầng các CCN còn lại.

 

Theo đó, ưu tiên thực hiện đồng bộ các giải pháp: thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư. Những cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi có lợi đối với nhà đầu tư dự án xây dựng hạ tầng công nghiệp, thương mại sẽ được ngành chú trọng đề xuất UBND tỉnh. Ngoài ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển, ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc vùng động lực của tỉnh. Tạo điều kiện để các DN tiếp cận và thụ hưởng, tận dụng tối đa, có hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ. Hỗ trợ một phần vốn cho các DN, CSSX trong các làng nghề, khu vực dân cư di dời vào CCN. Hỗ trợ kinh phí xây dựng, quy hoạch chi tiết cho các CCN thuộc địa bàn khó khăn thông  qua chương trình khuyến công quốc gia.

 

Để cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, giải pháp lớn nhất là thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kế cấu hạ tầng, đảm bảo lợi ích nhà đầu tư. Trong đó, tỉnh quan tâm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư hạ tầng CCN, chợ và điện, nghiên cứu đầu tư theo các hình thức BOT, BT. Hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tăng cường hỗ trợ, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian cho DN. Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin về thị trường qua hoạt động xúc tiến thương mại. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào nhằm tạo môi trường thuận lợi và phát huy tối đa tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng.

 

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, ngành Công thương xác định tham mưu cho UBND tỉnh cụ thể hóa các quy định QLNN, tăng cường phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương trong hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư triển khai dự án; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đầu tư hạ tầng điện, chợ và CCN theo hướng đơn giảm, hiệu quả bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quản lý và quản lý phát triển hạ tầng. Đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2008, ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động QLNN.

 

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Cao Phong kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển diện tích trồng cây ăn quả có múi tại thị trấn Cao Phong. 
ảnh: Minh Tuấn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tai tỉnh ta
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trò chuyện với các đại biểu tại buổi tổng kết năm 2011 của Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh
Năm 2011, ngành nông nghiệp tỉnh ta có một mùa vàng bội thu, sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 36,1 vạn tấn.

Thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2011

(HBĐT) - Năm 2011, trong bối cảnh khó khăn về lạm phát và thực hiện các chính sách chống lạm phát, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đã đạt được những kết quả đáng kể.

Dấu ấn Nghị quyết 11

(HBĐT) - Kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2011. Đồng hành cùng cả nước, tỉnh ta đã thực hiện khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả những giải pháp trọng yếu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Có thể nói năm nay, việc thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP đã tạo những dấu ấn đậm nét cho KT-XH tỉnh nhà.

Học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng - Một năm nhìn lại

(HBĐT) - Ngày 17/3/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 01- CT/Tư về học tập, quán triệt và triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Ngay khi có hướng dẫn của Ban Tuyên giáo T.ư, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai, thực hiện. Một năm qua, công tác tổ chức học tập, quán triệt và triển khai, thực hiện Nghị quyết đã được tập trung thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao vai trò lãnh đạo, chủ động khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển KT-XH

(HBĐT) - “Nhiệm vụ trước mắt cũng như trong các giai đoạn tới, huyện tập trung vào nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ nhằm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển KT -XH, bảo đảm QP -AN, giữ vững ổn định chính trị và TTXH. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2015, huyện sẽ trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh. Đây được xem là mục tiêu, nhiệm vụ then chốt để tạo bước đột phá cho huyện trong những năm tới” - Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn nhấn mạnh.

Phụ nữ tỉnh Hòa Bình năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006-2011, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phát động thi đua từng năm theo từng chủ đề trọng tâm trong hệ thống Hội và triển khai đến cán bộ, hội viên. Các cấp Hội đã đoàn kết, tập hợp, động viên phát huy khả năng, sức sáng tạo, đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Lực lượng Công an tỉnh chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 30/KH-BCA ngày 1/3/2011 của Bộ Công an về mở cuộc vận động (CVĐ) “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” và Công văn số 121 của Tỉnh ủy về việc chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CA tỉnh triển khai thực hiện CVĐ, hơn 6 tháng triển khai thực hiện CVĐ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ (CB-CS) được nâng lên rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục