Các hộ nghèo xã Thung Nai (Cao Phong) nhận chi trả tiền điện hàng tháng theo chủ trương hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
(HBĐT) - Kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2011. Đồng hành cùng cả nước, tỉnh ta đã thực hiện khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả những giải pháp trọng yếu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Có thể nói năm nay, việc thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP đã tạo những dấu ấn đậm nét cho KT-XH tỉnh nhà.
Đồng thuận và tin tưởng cao với quyết sách của Chính phủ, UBND tỉnh đã khẩn trương xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa các nhóm giải pháp của Chính phủ trong kế hoạch thực hiện NQ11 tỉnh Hòa Bình. Năm nhóm giải pháp của tỉnh gồm có: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; kế hoạch tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện đầu tư công có hiệu quả; điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện, thực hiện tiết kiệm điện; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Chính quyền luôn đồng hành với doanh nghiệp và người dân trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trước thách thức lớn đặt ra, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã cùng đứng vào một con thuyền để tập trung thực hiện NQ11 một cách khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả. Với quyết tâm cao, tỉnh đã biến chủ trương của Chính phủ thành hành động cụ thể của địa phương, đưa NQ11 đi sâu vào cuộc sống để tạo ra những tác động thiết thực, mạnh mẽ. Có thể nói, việc thực hiện tốt NQ11 đã tạo những dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của KT-XH của tỉnh.
Đồng chí Quách Tùng Dương, Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình cho biết: Thành phố Hòa Bình đã thực hiện khẩn trương, đồng bộ NQ11 với quyết tâm từng bước đẩy lùi lạm phát, tạo cú hích trong phát triển KT-XH năm 2011. Trên thực tế, các nhóm giải pháp đã trở thành kim chỉ nam hữu hiệu để thành phố hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Đối với thành phố Hòa Bình nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung, năm nay được ghi dấu ấn tượng bởi nỗ lực ổn định KT-XH trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. Các nhóm giải pháp trong NQ11 đã trở thành công cụ đắc lực để các địa phương vững vàng đối mặt với tình hình lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo đảm tốt an sinh xã hội. Theo UBND tỉnh, bất chấp sức cản của lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 của tỉnh vẫn đạt 10,2%; trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%, dịch vụ tăng 11,3%. Đáng ghi nhận là trong bức tranh KT-XH sáng màu của năm 2011 xuất hiện nhiều dấu ấn đậm nét khi các địa phương tích cực thực hiện NQ11.
Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang nhìn nhận: Triển khai NQ11, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nhóm giải pháp của Chính phủ để phù hợp với tình tình địa phương, do đó đã tạo được hiệu ứng tốt, kết quả đạt được là tích cực, toàn diện trong năm 2011.
Cụ thể, sau 10 tháng (3/2011 12/2011) thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất xuống dưới 16% đến ngày 31/12/2011; mức lãi suất cho vay các lĩnh vực đảm bảo đúng khung quy định, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh phù hợp góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với sự bình ổn của thị trường tiền tệ, giá cả thị trường cũng xuất hiện những tín hiệu lạc quan. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh liên tục giảm, tháng sau tăng thấp hơn tháng trước. Đến tháng 12/2011, chỉ số CPI tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2010 trong khi CPI cả nước tăng khoảng 18%. Kết quả này cho thấy, các giải pháp bình ổn thị trường đã từng bước phát huy tác dụng.
Kế hoạch tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cũng được các địa phương thực hiện rốt ráo với tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2011 đạt khoảng 1.580 tỷ đồng, tăng 5% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 30,53 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên 10%. Thêm vào đó, kết quả cắt giảm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng rất đáng khích lệ. Sau 3 đợt điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, toàn tỉnh đã cắt giảm vốn của 74 dự án điều chuyển cho 72 dự án với tổng vốn điều chuyển là 114,7 tỷ đồng. Nỗ lực này đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN, kiểm soát mức độ lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công.
Riêng về các giải pháp bảm đảm an sinh xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ. Kết quả trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 15.800 lao động, có trên 13.000 hộ được vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất với tổng vốn 120 tỷ đồng, gần 4.000 hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, 6.200 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở, 380.874 người nghèo, người dân tộc thiểu số được mua thẻ BHYT, trên 6.000 hộ được hỗ trợ điều kiện sản xuất, kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho 64.000 hộ nghèo với số tiền 857 triệu đồng ước tính trong năm, toàn tỉnh có 6.600 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 28%. An sinh xã hội nhìn chung được bảo đảm theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo thêm dấu ấn đậm nét trong bức tranh KT-XH của tỉnh năm 2011.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 20/9/2006, Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết 03-NQ/TU về thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010 trong điều kiện mới chỉ đạt ở mức “không còn là điểm trắng về phát triển công nghiệp”. Vì thế, tính cấp bách của nghị quyết đặt ra cho tỉnh là làm sao tạo được “cú hích” mạnh để công tác thu hút đầu tư đạt hiệu quả và nhằm đích lớn hơn là tạo sự tác động, thúc đẩy sự phát triển KT-XH tỉnh...
(HBĐT) - CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực sự tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên (CBĐV) và đông đảo quần chúng nhân dân (QCND), tạo được phong trào học tập và làm theo gương Bác một cách sâu rộng. Từ CVĐ đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình làm theo Bác, có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư và xã hội. Qua đó, tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong CBĐV cũng được nâng lên.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Công Khung, Phó Bí thư Đảng ủy xã Mai Hịch (Mai Châu) chia sẻ: Đảng bộ xã hiện có 10 chi bộ (194 đảng viên). Do có nhiều giải pháp đồng bộ như: không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn với cơ sở... nên từ năm 2001 đến nay, Đảng bộ luôn được công nhận TCCS Đảng TS-VM. Nhiều năm qua, TCCS Đảng nơi đây thể hiện được vai trò lãnh đạo trong phát triển KT-XH, tạo nền tảng khá vững cho việc thực hiện tốt NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
(HBĐT) - “ Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng là việc làm thường xuyên, là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng bộ, trong những năm qua, công tác kiểm tra giám sát của Đảng bộ huyện Kỳ Sơn được các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng từ huyện đến cơ sở quan tâm chú trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ đề ra” - Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, Bí thư Đảng bộ huyện Kỳ Sơn khẳng định.
(HBĐT) - Ngay từ khi ra đời (14/10/1930), Đảng ta đã chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong sự ra đời phát triển lớn mạnh của Đảng có đóng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng.
(HBĐT) - Trong không khí vui tươi đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng bộ tỉnh và chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 63 năm truyền thống ngành kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2011), cán bộ, công chức Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã phát huy truyền thống của ngành "Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, góp phần hoàn thành nghiệm vụ chính trị của Đảng bộ.