Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan gian trưng bày của các chi hội phụ nữ huyện Tân Lạc tại Đại hội đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2011-2016.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006-2011, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phát động thi đua từng năm theo từng chủ đề trọng tâm trong hệ thống Hội và triển khai đến cán bộ, hội viên. Các cấp Hội đã đoàn kết, tập hợp, động viên phát huy khả năng, sức sáng tạo, đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
Điểm nổi bật trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các phong trào thi đua thời gian qua là các cấp Hội đã kết nối chặt chẽ từ việc phát động, phổ biến nội dung thi đua gắn với vận động chị em đăng ký thực hiện đến hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đôn đốc thực hiện và kiểm tra, bình xét, đánh giá kết quả. Đặc biệt, phát động các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trong những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh tích cực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, từng bước đưa tổ chức Hội thành chỗ dựa vững chắc cho hội viên, phát huy vai trò, khả năng, sức sáng tạo của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giúp phụ nữ giảm nghèo, nâng cao đời sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên được các cấp Hội nỗ lực thực hiện. Các cấp Hội đã vận dụng nhiều hình thức giúp đỡ nhau thông qua các tổ phụ nữ tiết kiệm, giúp hội viên nghèo vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi để chăn nuôi, phát triển sản xuất. Đến nay, với tổng số trên 386 tỷ đồng nguồn vốn khai thác qua các kênh của Hội đã giúp đỡ, hỗ trợ cho hơn 58.000 hội viên, phụ nữ vay phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được các cấp Hội chú trọng. Trong 5 năm (2006-2011), trên 12.500 phụ nữ được đào tạo nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 19.300 lao động nữ. Các cấp Hội còn tham mưu, đề xuất cho 100 phụ nữ nghèo được giúp đỡ xoá nhà tranh tre, dột nát với tổng số tiền trị giá trên 1,2 tỷ đồng và được hưởng các chính sách ưu tiên về xã hội.
Điển hình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập là mô hình “Hướng dẫn phụ nữ nghèo cách làm ăn KN-KL” được triển khai làm điểm tại một số xã như: Xuất Hóa (Lạc Sơn), Hòa Sơn (Lương Sơn)... với phương châm cầm tay chỉ việc, cung cấp cây, con giống mới kết hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật tại chỗ đã giúp phụ nữ nghèo các dân tộc bỏ thói quen canh tác lạc hậu, nuôi, trồng các cây, con giống mới có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Hội LHPN còn tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Năm 2010, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát các chính sách an sinh xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em chỉ đạo đến 11 huyện, thành Hội. Các cấp Hội tập trung giám sát việc thực hiện các chính sách như: Quyết định 167 về hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, hỗ trợ quà tết cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; việc thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị... Qua giám sát, Hội LHPN đã tham gia cùng chính quyền các cấp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, góp phần thực hiện các chính sách hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết đại hội phụ nữ tỉnh, nhiệm kỳ 2006 - 2011, các cấp Hội phụ nữ đã tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh với đội ngũ cán bộ tâm huyết để đưa phong trào của Hội phát triển; đồng thời, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu cho cấp ủy Đảng những cán bộ, hội viên phụ nữ có trình độ, năng lực vào nguồn quy hoạch cán bộ Hội, cán bộ nữ cho tỉnh. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức gia đình cho hội viên, đa dạng hoá các mô hình tập hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ, giúp phụ nữ thấy được vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nâng cao nhận thức, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, năng lực của người phụ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới, xây dựng hình ảnh người phụ nữ có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp Hội đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể triển khai CVĐ với nhiều hình thức sáng tạo, thiết thực, cụ thể trong hội viên phụ nữ đã thu hút được đông đảo chị em tham gia. Các tiêu chí như: tự học, tự rèn; thực hành tiết kiệm, tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày; sửa đổi lối làm việc, nâng cao chất lượng công việc, sâu sát với cơ sở ... đã được chị em chú trọng thực hiện. Nhiều mô hình “làm theo” của phụ nữ đã phát huy hiệu quả. Trong đó, mô hình thực hành tiết kiệm đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong các cấp Hội với nhiều hình thức phong phú như: “Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Hũ gạo tình thương”... Đa số cán bộ Hội hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng chị em luôn cố gắng vượt khó, tận tụy với công việc. Đó cũng chính là nhân tố tích cực để đưa phong trào phụ nữ của tỉnh có những bước chuyển biến mới.
(HBĐT) - “ Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng là việc làm thường xuyên, là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng bộ, trong những năm qua, công tác kiểm tra giám sát của Đảng bộ huyện Kỳ Sơn được các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng từ huyện đến cơ sở quan tâm chú trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ đề ra” - Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, Bí thư Đảng bộ huyện Kỳ Sơn khẳng định.
(HBĐT) - Ngay từ khi ra đời (14/10/1930), Đảng ta đã chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong sự ra đời phát triển lớn mạnh của Đảng có đóng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng.
(HBĐT) - Trong không khí vui tươi đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng bộ tỉnh và chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 63 năm truyền thống ngành kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2011), cán bộ, công chức Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã phát huy truyền thống của ngành "Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, góp phần hoàn thành nghiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cùng hệ thống giao thông thủy - bộ thuận lợi. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã tận dụng tối đa khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN theo hướng bền vững.
(HBĐT) - Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, UBKH Nhà nước tỉnh cũng được tái lập. Đến tháng 10/1996 được thành lập với nhiệm vụ chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&ĐT, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.
Hoàng Việt Cường
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình
(HBĐT) - Cách đây 125 năm, ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập, lấy tên là tỉnh Mường gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc huyện Đà Bắc ngày nay). Đến ngày 5/9/1896 được chuyển về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà (thuộc TPHB ngày nay). Từ đó, tên chính thức được gọi là tỉnh Hoà Bình.