Đồng chí Nguyễn Văn Trường, TUV, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt Thanh tra tỉnh đánh giá kết quả công tác thanh tra năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác thanh tra hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hoạt động thanh tra nói chung, TTHC nói riêng có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của thủ trưởng các cấp, các ngành; tăng cường pháp chế XHCN; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điểm nổi bật của hoạt động thanh tra trong những năm qua là chuyển từ thanh tra vụ việc sang thanh tra chuyên đề, lĩnh vực; tăng cường thanh tra trách nhiệm hành chính đối với người đứng đầu và CB, CC trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, tập trung cho khâu phòng ngừa sai phạm; đẩy mạnh hướng dẫn nghiệp vụ, khắc phục chồng chéo và lựa chọn nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian thanh tra trực tiếp tại cơ sở, qua đó tiết kiệm được thời gian, chi phí hành chính.
Trong 5 năm (2010 - 2015), toàn ngành đã tiến hành 1.237 cuộc thanh tra. Qua kiểm tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế 78,6 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp NSNN 45,37 tỷ đồng và xử lý nhiều tài sản có giá trị khác; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi 343,37 ha đất các loại, kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 33 tập thể, 132 cá nhân. Các cuộc thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm, kiến nghị xử lý rõ ràng góp phần thu hồi tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân bị xâm phạm. Đó cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa, hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các kết luận, kiến nghị được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật. Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, có tác dụng tích cực đến quá trình phát triển KT-XH, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, giữ gìn trật tự kỷ cương trong hoạt động quản lý ở các cấp, ngành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TTHC còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, đó là: Thời gian thực hiện một số cuộc thanh tra còn kéo dài; vẫn còn tình trạng chồng chéo trong thanh tra giữa các cấp, các ngành. Một số ít cán bộ, thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Việc xử lý sau thanh tra chưa nghiêm, chưa triệt để. Kết quả thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa đạt hiệu quả. Việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế. Một số kết luận thanh tra chưa rõ hành vi tiêu cực, tham nhũng, kiến nghị đưa ra thiếu thuyết phục. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm các chính sách pháp luật còn khá phổ biến, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi...
Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm nêu trên là: Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra. Trưởng một số đoàn thanh tra hạn chế về khả năng tổ chức, chỉ đạo, thiếu khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp... dẫn đến chất lượng, kết quả thanh tra thấp. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra xử lý sau thanh tra chưa kiên quyết, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thanh tra chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao...
Từ những kết quả đã đạt được và sự nhìn nhận khách quan về những tồn tại, khuyết điểm trong công tác thanh tra thời gian qua, để tăng cường hiệu quả công tác TTHC phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Trong thời gian tới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành đối với công tác TTHC, trong đó cần tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy ổn định, bố trí CB, CC có trình độ chuyên môn, năng lực làm công tác thanh tra đối với thanh tra các cấp, các ngành. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan Thanh tra, trong đó đặc biệt chú trọng về đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh tra. Đổi mới chỉ đạo hoạt động thanh tra theo hướng “giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm” trong QLNN.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra. Cần có cơ chế đánh giá năng lực của cán bộ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành đặt ra.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, trong đó chú trọng đến việc nâng cao khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn thanh tra. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra để phòng ngừa các hành vi tiêu cực trong quá trình thanh tra và ngăn chặn việc lôi kéo, mua chuộc cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi công vụ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao ý thức của đối tượng trong việc chấp hành nghiêm túc các kết luận thanh tra, các kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra.
- Đẩy mạnh CCHC, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, thanh tra viên. Tập trung tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và có hiệu quả hơn về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao trách nhiệm và xử lý nghiêm minh đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc cho các tổ chức thanh tra.
Nguyễn Văn Trường
(Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh)
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
- Trong 5 năm qua, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung về KT-XH của đất nước, của tỉnh nhà nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, của UBT.Ư MTTQ Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành và các tổ chức thành viên, MTTQ các cấp của tỉnh đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình; đã phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi trên các mặt hoạt động, xứng đáng là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị quan trọng của chính quyền, nhân dân, tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2013, thực hiện Chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được BTV Tỉnh ủy chỉ đạo gắn với thực hiện sửa chữa những hạn chế, yếu kém sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng Đảng. Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, PV Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 03 trong Đảng bộ tỉnh.
(HBĐT) - Nghị quyết số 12- NQ/TW của Ban Chấp hành T.ư Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Từ số báo này, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Những ý kiến tâm huyết về xây dựng Đảng”. Báo Hòa Bình mong nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo bạn đọc, bạn viết. Mở đầu chuyên mục xin giới thiệu tới bạn đọc chùm ý kiến do phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại.
(HBĐT) - Cùng chung không khí sôi nổi thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay“ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hội, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đặng Đức Sinh, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh xung quanh một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu trong thời kỳ CNH - HĐH.
(HBĐT) - Với những tiềm năng về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên ưu đãi, vị trí địa lý thuận lợi, phát triển du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mặc dù vậy, những tiềm năng này vẫn chưa được khai thác đúng tầm để mang lại hiệu quả cao. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, thu hút du khách đang là giải pháp cần tính đến nhằm khai thác tốt hơn ngành công nghiệp không khói của tỉnh.
(HBĐT) - Đảng bộ TPHB có 79 TCCS Đảng với 5.781 đảng viên. Những năm qua, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng. Đảng bộ đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Tỉnh ủy và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát thực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. KT-XH trên địa bàn có sự phát triển mạnh mẽ.