Đồng chí Đặng Đức Sinh (đứng thứ 4 từ trái sang) cùng cán bộ, giảng viên trường Chính trị tỉnh trao đổi kinh nghiệm thực tế với các học viên lớp quản lý Nhà nước đang học tập, bồi dưỡng tại trường.
(HBĐT) - Cùng chung không khí sôi nổi thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay“ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hội, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đặng Đức Sinh, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh xung quanh một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu trong thời kỳ CNH - HĐH.
PV: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán từ xã đến chi bộ thôn, xóm đủ manh, thật sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, được xem là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng TCCS Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng chí đánh giá như thế nào về nhận định trên
Đồng chí Đặng Đức Sinh: Đúng vậy! Đảng ta được ví như một cơ thể sống, mỗi TCCS Đảng được coi là tế bào của cơ thể sống đó. Để Đảng mạnh khỏe mỗi CB, ĐV trong tổ chức ấy phải mạnh nhất là đội ngũ CB, ĐV cốt cán. TCCS Đảng mạnh là nhờ đội ngũ CB, ĐV trung thành, tận tụy với Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có khả năng xây dựng khối đoàn kết, quy tụ, tập hợp được quần chúng và tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức giao phó.
PV: Nhìn lại những năm qua, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đã không ngừng phát triển và trưởng thành, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhất là thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi về kinh tế, quản lý hành chính, KHKT, pháp luật... xét về chất lượng và cơ cấu vẫn còn có mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Quan điểm của đồng chí đối với nhận định trên?
Đồng chí Đặng Đức Sinh: Theo báo cáo tổng kết thực hiện chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ở tỉnh ta kết quả về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh tính đến hết năm 2010 có 71,5% cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học, số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chỉ còn chiếm 19,3%. Về trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 14%, trung cấp chiếm 61,5%. Nhìn vào thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay (tính đến thời điểm hết năm 2011) trong tổng số 3.932 người là cán bộ, công chức cấp xã về học vấn, còn 19 người có trình độ tiểu học, 889 người có trình độ THCS, 3.024 người có trình độ THPT. Về trình độ chuyên môn có 304 người có trình độ đại học, 218 người có trình độ cao đẳng, 1.864 người có trình độ trung cấp, 277 người có trình độ sơ cấp, 1.269 người chưa qua đào tạo. Về trình độ chính trị có 7 người có trình độ cao cấp, 1.944 người có trình độ trung cấp, 672 người có trình độ sơ cấp, 1.309 người chưa qua đào tạo. Từ những số liệu trên cho thấy, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Song, số cán bộ, công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng, chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều. Do vậy, đội ngũ cán bộ không đồng đều, năng lực thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chưa chủ động và sáng tạo trong công việc. Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ. Trong đó, chú trọng và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
PV: Từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác XDĐ, để đưa Nghị quyết của Đảng bộ các cấp đi vào cuộc sống, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng, cần phải thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, theo đồng chí, cần phải dựa trên những yếu tố nào?
Đồng chí Đặng Đức Sinh: Hiện nay, công cuộc đổi mới của đất nước đang ở tầm, cao hơn, đòi hỏi năng lực lãnh đạo của hạt nhân chính trị phải được đổi mới, nâng cao. Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng, theo tôi, trước hết, TCCS Đảng phải xác định đúng nhiệm vụ chính trị của mình và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đó. Muốn xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị thì cấp ủy ở đó phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, kế hoạch của cấp trên, nắm chắc đặc điểm, tình hình thực tế ở cơ sở và phải có kiến thức nhất định về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, lắng nghe ý kiến của dân, bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ trong Đảng và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Cùng với đó phải nâng cao chất lượng cấp ủy và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Muốn làm tốt nhiệm vụ đó phải nâng cao chất lượng từng đảng ủy viên, chi ủy viên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở cần coi trọng nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở, nhất là đồng chí Bí thư cấp ủy và đồng chí thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng rất quan trọng là phải kiện toàn nâng cao chất lượng chi bộ, tăng cường công tác đảng viên. Đồng thời phát huy vai trò của chính quyền, các đoàn thể nhân dân tham gia đóng góp vào xây dựng TCCS Đảng TSVM. Qua phong trào cách mạng của nhân dân được nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng có thể được xem là phương thức đem lại hiệu quả cao, có tác dụng thiết thực để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng. Vì vậy cần phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể nhân dân tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên mà trước hết là cấp trên trực tiếp của tổ chức Đảng ở cơ sở giúp cơ sở sắp xếp, kiện toàn tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trong việc hoàn thiện những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tổng kết các hoạt động, rút ra những kinh nghiệm, những bài học hay đồng thời uốn nắn những lệch lạc nếu có.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Mạnh Hùng (TH)
(HBĐT) - Với các giải pháp chủ yếu như thắt chặt tài khóa, cắt giảm đầu tư công và tiết kiệm chi thường xuyên, huyện Tân Lạc đã nghiêm túc trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 533 của tỉnh về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
(HBĐT) - Những năm qua, việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN) đã tạo điều kiện để tỉnh ta phát triển kinh tế mạnh mẽ. Việc phát triển các KCN không những tạo nền tảng để tỉnh vững bước trên con đường CNH-HĐH mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thương mại và hạ tầng các cụm công nghiệp tỉnh ta đang từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Cao Phong là huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển KT -XH. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa huyện Cao Phong trở thành huyện phát triển khá của tỉnh vào năm 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra, thời gian qua, Huyện ủy đã tích cực quán triệt, triển khai giải pháp hiệu quả đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Để hiểu rõ hơn những kết quả đã đạt được, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Bùi Văn Bương, Bí thư Huyện ủy Cao Phong.
(HBĐT) - Năm 2011, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta vẫn giành được những thành tựu đáng trân trọng trên các lĩnh vực KT-XH. Báo Hòa Bình xin được tổng hợp những thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh ta trong năm 2011 như sau:
(HBDDT) - Ngày 7/1, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tinh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành viên trong Hội đồng cố vấn của Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.