Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân, nhiều hộ gia đình ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tự nguyện hiến đất, ủng hộ ngày công để làm đường GTNT, xây dựng hệ thống hạ tầng theo tiêu chí NTM.
(HBĐT) - Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó chính là những yếu tố quan trọng để huyện Lạc Thủy tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân trong thời gian qua.
Đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư thường trực, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) huyện Lạc Thủy nhấn mạnh: Chính từ việc đẩy mạnh và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân; thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể với các tầng lớp nhân dân trong thời gian qua đã tích cực góp phần xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên; xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ các cấp... Nhờ vậy, đã tạo được niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư ngày càng được củng cố và tăng cường.
Chính nhờ triển khai thực hiện tốt QCDC nên nhân dân đã tích cực đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, công trình phúc lợi công cộng như hệ thống đường GTNT, nhà văn hóa... Cùng với đó, các tầng lớp nhân dân còn được cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện tiếp cận, công khai và phát huy tốt vai trò giám sát trong các vấn đề quan tâm như việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương vay vốn phát triển sản xuất, các quy định về thủ tục hành chính; việc bình xét hộ nghèo; các dự án quy hoạch đất, khu, cụm công nghiệp, KDC; việc kê biên áp giá hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng và các tài sản trên đất thuộc các công trình, dự án đầu tư... Nhờ vậy, quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền các cấp đã tạo được sự đồng thuận, đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, chính quyền các cấp ở Lạc Thủy thường xuyên phối hợp với MTTQ và các tổ chức CT-XH làm tốt công tác vận động, động viên nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng các chương trình KT-VH-XH ở địa phương. Nhất là khi huyện tập trung triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Nhiều địa phương trong huyện đã phát huy vai trò và sự tham gia đóng góp, huy động hiệu quả các nguồn lực từ nhân dân như vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, tham gia ngày công, đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng các công trình, dự án hạ tầng xã hội ở nông thôn.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2015, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, toàn huyện đã có hàng nghìn hộ dân tự nguyện hiến 100.752 m2, trị giá ước 6.393 triệu đồng; tự nguyện hiến tài sản trên đất trị giá ước 4.136 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn đóng góp 200.235 ngày công lao động trị giá khoảng 29.740 triệu đồng, ứng mặt bằng xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là xây dựng trường học, nhà văn hóa thôn bản, cải tạo đường làng, ngõ xóm, phát dọn, nạo vét kênh mương, hồ đập. Điển hình như gia đình ông Phạm Cao Tuần, thôn Đồi Hoa, xã Lạc Long đã hiến gần 2.000 m2 đất để mở rộng trường THCS xã. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Khoan Dụ đóng góp 1.070 ngày công lao động, hiến gần 10 nghìn m2 đất thổ cư và đất nông nghiệp. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xã An Bình hiến gần 1.000 m2 đất và hơn 40 triệu đồng xây dựng các công trình phúc lợi... Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã có 3 xã (Đồng Tâm, Cố Nghĩa và Phú Lão) được công nhận đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt được 16 tiêu chí, 1 xã đạt 15 tiêu chí, 3 xã đạt 14 tiêu chí, 4 xã đạt 12 tiêu chí, 1 xã đạt 10 tiêu chí và huyện Lạc Thuỷ cũng được đánh giá là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu về xây dựng NTM trong toàn tỉnh.
Cùng với sự phát triển toàn diện các mặt KT-VH-XH, thời gian qua, đời sống người dân ở Lạc Thủy cũng không ngừng được nâng lên. Theo đó, thu nhập bình quân năm 2015 đạt gần 30 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,98%. Đó là kết quả cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn huyện đã tăng cường khối đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Năm 2015, Huyện ủy, BTV Huyện ủy, các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ huyện Yên Thủy tiếp tục coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác KT,GS. Cấp ủy Đảng các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tăng cường phối hợp, xây dựng và ban hành chương trình công tác KT,GS hàng tháng, từng quý và cả năm. Tổ chức quán triệt, triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản, quy định, kế hoạch, hướng dẫn về công tác KT,GS, thi hành kỷ luật trong Đảng.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác thanh tra hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hoạt động thanh tra nói chung, TTHC nói riêng có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của thủ trưởng các cấp, các ngành; tăng cường pháp chế XHCN; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực. Công tác PCTN được các cấp, ngành triển khai gắn liền với nhiệm vụ phát triển KT-XH với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, giữ vững ANCT, nâng cao đời sống nhân dân. Trong kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của Thanh tra tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nhất là Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, Đảng ủy, lãnh đạo Thanh tra tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tăng cường công tác tham mưu trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết KN - TC với mục tiêu bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và giảm thiểu các vụ việc KN-TC, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp.
(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2015), đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã trao đổi với PV Báo Hoà Bình về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những định hướng của Đảng bộ tỉnh trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh
Năm 2014, tình hình thế giới và khu vực nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế tuy có sự phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; xung đột chính trị, tôn giáo xảy ra nhiều nơi; tình hình Biển Đông phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định và sự phát triển chung của cả khu vực. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, cùng những tác động khách quan đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT -XH của năm 2014.