Nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) làm đất trồng dong riềng năm 2016.
(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) lại nô nức ra đồng làm đất trồng dong riềng. Sau một vụ mùa được giá, cao nhất trên 2.000 đồng/kg, cho thu nhập mỗi ha đến cả trăm triệu đồng, người dân Cao Sơn dường như đã quên đi cảnh rớt giá của năm trước.
Sang xuân, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) lại vào vụ dong riềng mới. Đối diện trụ sở UBND xã, trên bãi đất tương đối bằng phẳng, người dân tranh thủ làm đất. Sau mỗi luống cày, người đi sau rắc phân, người quăng giống đã chuẩn bị xuống luống. Cách đó không xa, trên khu vực đất nông nghiệp xóm Sơn Phú (Cao Sơn), chị Đinh Thị Điến cùng con trai và con dâu cũng miệt mài trồng dong riềng. Chị Điến cho biết, gia đình chị có khoảng 5.000 m2 đất nông nghiệp có thể trồng được dong riềng. Tuy nhiên, ruộng gia đình chị không cùng một thửa mà chia làm 4 mảnh, vì vậy khó khăn trong sản xuất. Năm 2015, gia đình chị Điến trồng dong riềng xen ngô trên 5.000m2 đất. Tính ra, thu nhập từ dong riềng và ngô cũng được khoảng 90 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí giống và phân bón.
Theo ông Đinh Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn, năm 2014 là năm khó khăn cho người dân trồng dong riềng. Cả xã có khoảng 300 ha dong riềng nhưng đến vụ thu hoạch không mấy ai mua. Nhiều gia đình cho cũng không ai đến thu hoạch hộ. Tuy nhiên, đến năm 2015, giá dong riềng được tiểu thương thu mua mạnh, giá bán cao, có thời điểm giá 2.200 đồng/kg.
Cũng theo ông Đinh Văn Thụ, để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh tình trạng rớt giá như năm trước, chính quyền xã đã đôn đốc người dân tập trung trồng xen ngô vào diện tích dong riềng. Bên cạnh đó, chính quyền xã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới năng suất cao, chất lượng phù hợp với xã. Trong đó, định hướng phát triển cây lương thực nhằm đảm bảo ổn định tối thiểu lương thực tại chỗ. Phấn đấu gieo cấy hết diện tích theo đúng kế hoạch, đúng thời vụ, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng KH-KT vào sản xuất, nhất là ưu tiên đưa giống dong riềng cao sản vào trồng. Đảm bảo năm 2016 thu nhập bình quân trong xã đạt 21 triệu đồng/người/năm, tổng thu nhập toàn xã vào khoảng 90 tỷ đồng.
Hồng Trung
(HBĐT) - Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó chính là những yếu tố quan trọng để huyện Lạc Thủy tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân trong thời gian qua.
(HBĐT) - Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945), để giữ gìn TTATXH, bảo vệ cách mạng, bảo vệ chính quyền còn non trẻ, bảo vệ sự bình yên của nhân dân, các tổ chức tiền thân của lực lượng CSND lần lượt ra đời để đáp ứng yêu cầu cách mạng với nhiều tên gọi khác nhau như: “Cảnh sát danh dự không lương, “Cảnh sát xung phong, “Trị an hành chính, “Trị an dân cảnh”... Trong các tổ chức tiền thân ấy đều có một bộ phận thực hiện nhiệm vụ giữ gìn TTATXH, tuần tra kiểm soát (TTKS), bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, bến xe, bến phà, bến cảng...
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 23 km, Pù Bin là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Sau 5 năm triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM, đời sống KT-XH của địa phương đã có những chuyển biến nhất định nhưng con đường để cán đích NTM vẫn còn nhiều gian nan.
(HBĐT) - Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 59 ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội Nông dân trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, công tác Hội và phong trào nông dân huyện Lương Sơn được duy trì, phát triển vững mạnh. Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững được hưởng ứng sôi nổi, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Ngày 14/12, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính tỉnh, để thông qua quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐ, đánh giá kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính của tỉnh từ năm 2012 đến năm 2014 và cho ý kiến dự thảo kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch cải cách hành chính năm 2016. Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ cải cách hành chính tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự còn có các thành viên BCĐ cải cách hành chính tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2015, Huyện ủy, BTV Huyện ủy, các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ huyện Yên Thủy tiếp tục coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác KT,GS. Cấp ủy Đảng các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tăng cường phối hợp, xây dựng và ban hành chương trình công tác KT,GS hàng tháng, từng quý và cả năm. Tổ chức quán triệt, triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản, quy định, kế hoạch, hướng dẫn về công tác KT,GS, thi hành kỷ luật trong Đảng.