(HBĐT) - Là xã vùng cao 135 của huyện Kỳ Sơn, thu nhập bình quân đầu người của xã Độc Lập đạt 19,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 36,5%. Xác định những khó khăn, thách thức trong phát triển KT – XH, Hội CCB xã đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trên mặt trận kinh tế. Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống cán hội viên, đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.



CCB Nguyễn Văn Nở (bên phải), xóm Sòng, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề nuôi ong lấy mật. 

Hội CCB xã Độc Lập có 175 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội. Đến nay, toàn Hội có 45 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 25,7%. Trong những năm qua, Hội CCB tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển hiệu quả các mô hình thế mạnh của địa phương. Tiêu biểu như mô hình trồng rừng, bí xanh, mướp đắng, cây có múi… Theo đó, trên địa bàn hiện có 1 – 2 hội viên đã phát triển quy mô theo hướng gia trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Mở rộng trên 10 ha cây ăn quả có múi; 4 hộ phát triển hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật…

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Nở, hội viên CCB xóm Sòng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Nở bán ra thị trường 400 lít mật với giá bình quân đạt 180.000 đồng/lít, lợi nhuận đạt khoảng 80 triệu đồng. Thương lái thu mua sản phẩm chủ yếu là người dân trên địa bàn và khách quen tại Hà Nội. Không dừng lại ở đó, ông Nở tận dụng diện tích đất vườn tạp của gia đình để trồng thêm 2.000 m2 bí xanh. Trung bình mỗi năm có thể sản xuất 2 vụ, thu nhập ước đạt 40 triệu đồng/vụ.

Ông Nở phấn khởi chia sẻ: "Rời quân ngũ năm 1983, tôi trở về địa phương công tác với hai bàn tay trắng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Phát huy tinh thần "Bộ đội cụ Hồ” trong thời bình, bản thân tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực, cố gắng để cuộc sống gia đình tốt hơn. Trước thực tế đó, tận dụng điều kiện khí hậu tự nhiên, nguồn thực vật phong phú, đa dạng, tôi học hỏi nghề nuôi ong với hy vọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Chính vì vậy, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ sách, báo; tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Nhờ vậy, đàn ong của gia đình lớn nhanh, phát triển hiệu quả và đem lại thu nhập ổn định”.

Xác định khó khăn lớn nhất của hội viên CCB khi bắt tay vào phát triển kinh tế đó chính là nguồn vốn, Hội CCB xã đã phối hợp, nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện quản lý 2 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tạo điều kiện cho 98 hộ vay với tổng dư nợ 4,6 tỷ đồng. Ngoài ra, các chi hội tự vận động, xây dựng nguồn quỹ dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/hội viên. Qua đó, giúp đỡ, hỗ trợ hội viên nghèo, gia đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Hàng năm, Hội CCB xã chủ động phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng tổ chức 2 – 3 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Tạo điều kiện cho hội viên áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.   

Đồng chí Nguyễn Đức Thương, Chủ tịch Hội CCB xã Độc Lập cho biết: "Xác định được những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, trong thời gian tới, Hội CCB xã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB tập trung phát triển các mô hình kinh tế như trồng rừng, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra, Hội CCB xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Tạo điều kiện cho hội viên nghèo, hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Qua đó, từng bước xây dựng, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế mới. Góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.


                                                                                           Đức Anh

Các tin khác


Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (tiêu chí số 18) là một trong những tiêu chí được coi trọng, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

Trung tâm chế biến rau quả lớn nhất Tây Nguyên đi vào hoạt động

Ngày 9-9, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao tổ chức lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên, với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.

Thẩm định xã Nà Phòn đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên vừa có buổi làm việc với UBND huyện Mai Châu thẩm định xã Nà Phòn đạt chuẩn NTM năm 2019.

Dự án chậm tiến độ ở TP Hoà Bình: Sau lời hứa - vẫn nằm “bất động”

(HBĐT) - Làm việc với cơ quan chức năng, cấp uỷ, chính quyền địa phương, đại diện chủ đầu tư các dự án chậm triển khai đều "hứa” và khẳng định sẽ sớm triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ dự án. Thế nhưng, qua nhiều tháng, các dự án vẫn tiếp tục nằm... bất động.

Thêm sản phẩm Việt Nam chất lượng cao vào thị trường Campuchia

Sáng 7-9, tại thủ đô Phnom Penh, Công ty TNHH Bình Tiên (Biti's) khai trương cửa hàng chuyên doanh đầu tiên của hãng tại Campuchia. Sự có mặt của một trong những thương hiệu giày dép nổi tiếng đến từ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đối tác nước bạn.

Dê núi Long Sơn đảm bảo an toàn thực phẩm VietGAP

(HBĐT) - Địa hình núi đá và điều kiện khí hậu tự nhiên là lợi thế để các xã có diện tích chăn thả trên địa bàn huyện Lương Sơn phát triển đàn dê theo hướng chăn nuôi tập trung. Ước tính tổng đàn dê của huyện khoảng 8.000 con, chiếm 15,7% tổng đàn dê toàn tỉnh. Năm 2019, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể "Dê núi Lương Sơn". Cuối tháng 8 vừa qua, sản phẩm dê núi của thôn Yên Lịch, xã Long Sơn là sản phẩm dê thịt đầu tiên của tỉnh được chứng nhận VietGAP sau khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thịt dê đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục