(HBĐT) - Nhân rộng mô hình nuôi cá lồng khu vực lòng hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là hướng đi hiệu quả trong khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng hồ theo hướng bền vững.
HTX dịch vụ sản xuất - kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2014, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện sông Đà giai đoạn 2014- 2020. Ngay sau đó 1 năm, tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định về việc quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện sông Đà giai đoạn 2015 - 2020…
Nhờ đó, trong những năm gần đây, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên vùng hồ Hòa Bình có nhiều khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp, HTX có điều kiện mở rộng loại hình nuôi cá lồng khu vực vùng hồ Hòa Bình. Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nuôi cá theo quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện ATVSTP, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị như: Công ty Cường Thịnh, Công ty Minh Phú, Công ty Hải Đăng... Đối tượng nuôi tập trung vào các loại cá sông Đà đã có thương hiệu như: chiên, lăng, tầm, trắm đen, bỗng, chép... cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, có chỗ đứng trên thị trường.
Theo anh Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty Cường Thịnh, nắm bắt thời cơ, lợi thế từ vùng hồ, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản với thương hiệu "Cường Thịnh Fish”. Theo đó, tập trung nghiên cứu, đầu tư và khai thác thủy sản tại lòng hồ Hòa Bình; chủ động đầu tư mô hình quy chuẩn với quy mô 250 lồng, theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN, VietGAP…
Cùng với phát triển nuôi cá lồng trên quy mô lớn, Cường Thịnh Fish còn chia sẻ hợp tác với các HTX, hộ gia đình trong từng công đoạn: con giống, thức ăn, quy trình chăm sóc và đặc biệt là bao tiêu đầu ra. Mỗi năm, Công ty Cường Thịnh cung cấp hàng nghìn tấn cá các loại cho các siêu thị và nhà bán buôn trên toàn quốc.
HTX dịch vụ sản xuất - kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương (Đà Bắc) có khoảng 20 hộ tham gia, quy mô 50 lồng cá, sản lượng 300 tấn/ha. Toàn xã Hiền Lương hiện có khoảng 300 lồng, chuyên nuôi các loại cá đặc sản như: lăng đen, lăng vàng, lăng chấm, ngạnh, tầm; các loại cá truyền thống như: trắm, chép, rô phi. Đây vốn là những loài thủy sản "đặc trưng” trên lòng hồ sông Đà.
Xã Tiền Phong (Đà Bắc) cũng là địa phương điển hình trong phát triển nuôi cá lồng. Xã có 10/13 xóm vùng ven hồ đều nuôi thả cá trên khu vực hồ, đem lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Toàn xã hiện có gần 800 lồng cá với khoảng 300 hộ tham gia phát triển nghề nuôi cá lồng, ước tính mỗi lồng cá có thể thu về từ 20 - 30 triệu đồng/năm.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 4.250 lồng nuôi cá, tập trung chủ yếu tại khu vực hồ Hòa Bình; gần 40 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư nuôi cá lồng trên quy mô lớn. Có 2 doanh nghiệp đầu tư nuôi thả hơn 200 lồng theo công nghệ tiên tiến với các loại cá đặc sản cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Các doanh nghiệp, hộ gia đình không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tập trung nuôi thả các loài cá đặc sản cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết liên doanh với các hộ dân nuôi cá lồng hợp quy chuẩn, theo tiêu chuẩn VietGAP…
Tận dụng lợi thế sẵn có của hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm. Điều này góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH địa phương, từng bước xây dựng được thương hiệu, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Hồng Trung
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đông Lai (Tân Lạc) xuất phát điểm còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập người dân ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao... Sau 9 năm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận, đóng góp của nhân dân đã góp phần giúp xã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Diện mạo NTM của xã có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được nâng lên.
(HBĐT) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH T.Ư khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, ngày 13/4/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520 phê duyệt Kế hoạch triển khai, sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(HBĐT) - Năm 2019, công tác dân tộc được triển khai đồng bộ, trong đó, các chương trình, dự án chính sách dân tộc được triển khai thực hiện lồng ghép.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác quản lý và điều hành ngân sách được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, tập trung vào thực hiện các biện pháp thu, chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách.
Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X nhiều năm qua luôn nhận được sự hưởng ứng đặc biệt của các tầng lớp nhân dân. Sau 10 năm triển khai, đây là Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh chóng, tạo ra kết quả nổi bật. Từ thực tế sinh động tại các địa phương cả nước đã đưa đến những kinh nghiệm và bài học quý trong quá trình ban hành, lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết về "tam nông” của các cấp ủy đảng.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 2428/SNN-CN&TY ngày 28/11/2019 về việc tập trung triển khai quyết các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc.