Có 12/17 xã, thị trấn thuộc khu vực III, 7 thôn, xóm khu vực I trong diện đặc biệt khó khăn, huyện Đà Bắc là 1 trong 22 huyện nghèo của cả nước đang được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025.


Hộ nghèo xã Nánh Nghê (Đà Bắc) được hưởng lợi sử dụng nước sạch từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Hưởng lợi từ chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo, các hộ gia đình: Lường Thị Ón, Xa Thị Lan, Hà Thị Panh ở xã Tú Lý tham gia dự án chăn nuôi dê sinh sản. Bà Lường Thị Ón cho biết: Chương trình rất phù hợp điều kiện vùng cao với phương thức chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên chúng tôi tự tin trong công việc chăn nuôi, các gia đình đều phấn khởi vì đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt và đã nhân lên hàng chục dê con. Cùng với đó, các gia đình từng bước cải thiện nguồn thu từ việc bán dê thương phẩm.

Theo đồng chí Bàn Thị Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn có 5 dân tộc chủ yếu cùng chung sống, gồm: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh với dân số trên 60.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,72%. Hiện nay, công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế, tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, HĐND huyện đề ra.

Năm 2023, chính sách giảm nghèo, nhất là chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động... được huyện chú trọng triển khai. Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức thiết thực, như: đưa tin, bài giới thiệu chính sách mới, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, pano, áp phích... Thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, các buổi truyền thông cho cán bộ lãnh đạo, công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội các xã, thị trấn, trưởng thôn, xóm, tiểu khu và các đối tượng thụ hưởng chính sách đã giúp nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững trong cộng đồng.

Trong năm 2023, huyện được bố trí trên 162 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho công tác giảm nghèo. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng mới 11 công trình giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa; duy tu, bảo dưỡng 260 công trình, xây dựng 16 mô hình giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí cho 37/93 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho 749 hộ khó khăn về nhà ở... Với những nỗ lực trong triển khai, thực hiện chương trình, mục tiêu tăng thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo đạt được những kết quả nhất định. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 41,3 triệu đồng, tăng 3,8 triệu đồng so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo còn 25,77%, giảm 9,17%, tương đương giảm 1.355 hộ nghèo, đạt 146,72% kế hoạch.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, công tác giảm nghèo có tác động tích cực về xã hội, nâng cao ý thức người dân trong việc tham gia các phong trào, cuộc vận động, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng gia đình văn hóa, nông thôn mới, khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

Để công tác giảm nghèo hiệu quả và bền vững, huyện tiếp tục tuyên truyền sâu rộng công tác an sinh xã hội, mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi, tạo chuyển biến hơn nữa nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng; huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn nhằm hạn chế phát sinh hộ nghèo mới và tái nghèo. Tăng cường phối hợp tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp để hộ nghèo có cơ hội việc làm, tăng thu nhập, chủ động vươn lên, thu hẹp dần chênh lệch về mức sống, kéo giảm hộ nghèo của huyện ngang bằng so với mức bình quân chung của tỉnh.



Bùi Minh


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục