Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm dịp Tết. Ngành NN&PTNT tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, ổn định thị trường.


Hợp tác xã Sơn Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chăn nuôi, đảm bảo cung ứng sản phẩm trứng gà Ngọc Hân theo nhu cầu của thị trường.

HTX Sơn Nam, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chuyên cung cấp con giống và sản phẩm trứng gà Ngọc Hân đã được công nhận OCOP 3 sao. Nhờ chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, sản phẩm có chất lượng tốt, nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng và dần khẳng định thương hiệu trên thị trường. Bà Bùi Thị Lan, Giám đốc HTX cho biết: "Hiện HTX nuôi giống gà siêu trứng Ai Cập, tổng đàn trên 5.000 con, cung ứng ra thị trường khoảng 3.000 quả trứng mỗi ngày. Để đảm bảo sản lượng trứng cung ứng cho thị trường, HTX thực hiện nghiêm các biện pháp chăm sóc, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà, từ gà con đến gà đẻ trứng". Gần đây, qua hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm gà, lợn theo hướng thảo dược cho các HTX, tổ hợp tác trong dịp Tết Nguyên đán 2024 do Liên minh HTX tỉnh phối hợp tổ chức, bà Lan đã kết nối và thống nhất với đại diện Công ty cổ phần nông sản Việt Ecomos Farm (Đắk Lắk) về việc hợp tác tiêu thụ trứng gà theo hướng thảo dược, trước mắt là phục vụ Tết Nguyên đán.

Nhằm bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các địa phương, nông dân chủ động tính toán thời vụ và chuẩn bị các điều kiện sản xuất mùa vụ, thực hiện tái đàn vật nuôi phù hợp, tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu thị trường. Cùng với đó, các ngành, đơn vị chuyên môn phối hợp các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản nắm bắt tình hình sản xuất, chủ động tìm kiếm, kết nối với đơn vị tiêu thụ, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán, cũng như đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân trong tỉnh.

Năm 2023, sản lượng một số loại nông sản đều cao, có loại tăng so với cùng kỳ năm trước, do đó có thể cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thời gian tới. Trong đó, sản lượng lúa 22,1 vạn tấn, tăng 1,82%; cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) diện tích kinh doanh 9,17 nghìn ha, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 đạt 21 vạn tấn; sản lượng rau đậu các loại đạt 210 nghìn tấn. Tổng số đàn trâu toàn tỉnh 114.200 con; đàn bò 89.140 con; đàn lợn gần 495.670 con, đàn gia cầm 8.610 nghìn con. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng đạt trên 4.000 tấn; thịt bò xuất chuồng 3.200 tấn; thịt lợn hơi 70.000 tấn; thịt gia cầm 27.000 tấn; sản lượng thủy sản 12,2 nghìn tấn (sản lượng khai thác 2,45 nghìn tấn)...

Trong hoạt động xuất khẩu nông sản, tỷ lệ giá trị xuất khẩu nông, lâm sản năm 2023 tăng 10,01% so với năm 2022; tổng doanh thu xuất khẩu nông, lâm sản đạt 978,45 tỷ đồng. 14 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có sản phẩm nông sản xuất khẩu với các mặt hàng chủ yếu: măng các loại, bưởi, cam, chè, nông sản tươi, cháo các loại... Thị trường chủ yếu là: Anh quốc, Đài Loan, Trung Quốc, các nước EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... Sản phẩm nông sản đã qua chế biến thường được xuất khẩu trực tiếp, chiếm 70 - 90% tổng sản lượng xuất khẩu, các sản phẩm như cam, bưởi được xuất khẩu gián tiếp qua đối tác thứ 3.

Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản cho biết: Cùng với tập trung đảm bảo hàng hóa, nông sản phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng cũng được tăng cường. Chi cục thường xuyên phối hợp các đơn vị chuyên môn trong công tác giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm... Có thể khẳng định, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cùng sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận nguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng trong dịp Tết. Việc chú trọng đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường mà còn góp phần nâng cao doanh thu cho các đơn vị, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất...

Thu Hằng

Các tin khác


Bước chuyển trong công tác giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

Có 12/17 xã, thị trấn thuộc khu vực III, 7 thôn, xóm khu vực I trong diện đặc biệt khó khăn, huyện Đà Bắc là 1 trong 22 huyện nghèo của cả nước đang được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025.

Xã Phú Vinh: Hiệu quả từ mô hình nuôi dê chăn thả

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồi núi rộng, thích hợp cho việc chăn thả, nhiều hộ trên địa bàn xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc phát triển mô hình nuôi dê. Hướng đi này đã, đang được nhân rộng, mở ra nhiều triển vọng kinh tế cho người dân.

Triển khai thi công đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà

Sáng 16/1, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thi công công trình Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà, TP Hòa Bình. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Nhịp cầu tín dụng chính sách ở vùng cao Đà Bắc

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai tín dụng chính sách. Song với sự tận tậm, trách nhiệm của mạng lưới trên 200 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã được truyền tải kịp thời đến người dân trên địa bàn .

Dấu ấn vốn chính sách ở vùng đất khó

Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ khắp 100% thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Với những khu vực còn nhiều khó khăn, đồng vốn ưu đãi đã, đang song hành cùng người dân trong hành trình thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn uỷ thác địa phương đạt trên 143 tỷ đồng

Năm 2023, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã chuyển nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên 40 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục