Ngay từ mồng 2, mồng 3 Tết, nhiều tiểu thương chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã mở hàng trở lại.


Chợ Tân Thịnh (TP Hòa Bình) hoạt động trở lại từ 7h, kéo dài đến 18h ngày mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.



Cửa hàng tạp hóa trên địa bàn phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) mở cửa trở lại, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. 


Đối với tiểu thương, chọn ngày mở cửa hàng đầu năm cũng quan trọng giống những phong tục truyền thống như đi lễ chùa, chọn người xông đất… nhằm cầu mong sự may mắn, thuận lợi cho cả năm.

Trong ngày mở hàng đầu năm, hầu hết tiểu thương không vào trong chợ mà bán phía ngoài cổng, dọc tuyến đường cạnh chợ để thuận tiện hơn cho người dân mua hàng.

Những mặt hàng được bày bán nhiều nhất là thực phẩm thiết yếu, như rau, thịt, cá; hoa quả, hoa tươi; đồ thờ cúng phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân. Nhìn chung, hàng hóa trong ngày đầu năm mới chưa đa dạng như thời điểm trước Tết, bởi người bán cũng nhận định sức tiêu thụ chưa cao. 

Chị Nguyễn Thị Thành, tiểu thương chợ Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Năm nào tôi cũng bán hết ngày 30 và mở hàng năm mới vào mồng 2 Tết. Đầu năm hàng hóa chưa nhiều, người mua ít do nhu cầu tiêu dùng chưa cao, song chúng tôi vẫn mở hàng mong cho một năm mới được thuận lợi "buôn may, bán đắt”.

Để phục vụ khách mua, từ 3h chị Thành đã đến điểm nhập hàng. Nắm bắt nhu cầu của người dân chủ yếu tìm mua các loại rau sống khó bảo quản hoặc rau củ dễ chế biến như súp lơ, su hào, hành tây, cà rốt, cải cúc, rau cần, rau mùi… về để "chống ngán” ngày Tết, nên dây là mặt hàng được chị Thành cũng như nhiều tiểu thương khác nhập về và bày bán phổ biến.

Theo ghi nhận, giá cả một số mặt hàng như thực phẩm, rau xanh tăng so với ngày thường. Điểm qua một số mặt hàng như: thịt bò 220.000- 260.000 đồng/kg, thịt lợn 110 - 130.000 đồng/kg, tôm 200 - 350.000 đồng/kg, su hào 15.000 đồng/kg, cà rốt 20.000 đồng/kg, hoa quả tươi phổ biến 40 - 60.000 đồng/kg, cau trầu 15 - 20.000 đồng/lễ...

Bà Đặng Huệ Thơm (Lương Sơn) chia sẻ: "Nhiều năm nay, trong Tết tôi không mua dự trữ nhiều vì ra mồng 2 Tết tiểu thương đã bán hàng, tôi có thể mua được thực phẩm. Giá cả hàng hóa đầu năm bao giờ cũng cao hơn ngày thường vì tiểu thương mở bán chưa nhiều, nguồn cung còn ít. Nhưng trong ngày đầu năm mới, không khí hoạt động kinh doanh khá thoải mái, người bán và người mua đều vui vẻ, không kì kèo, mặc cả. 
Tất bật làm cá tươi cho khách, bà Bùi Thị Phương, xã Thung Nai (Cao Phong) chia sẻ: "Đã là thói quen nên năm nào tôi cũng lựa chọn mở hàng vào mồng 2 Tết, cá này của nhà nuôi trên hồ nên tôi bán để cầu mong năm mới nuôi trồng được thuận lợi. Các loại cá được bán phổ biến gồm cá trắm, chép thường, chép giòn, cá lăng… Mở hàng lấy may nên tôi bán giá như ngày thường, người mua hài lòng và mình buôn bán suôn sẻ, thuận lợi cả năm”.

Bên cạnh chợ truyền thống, nhiều cửa hàng tạp hóa, hàng tranh trướng mừng thọ đã mở bán, một số nhà hàng cũng mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu đặt cỗ mừng thọ, mừng năm mới, khai hạ… của người dân. Ngay trong sáng mồng 2 Tết, các hàng hoa quả, đồ lễ đi chùa đầu năm đã nhộn nhịp. Bà Nguyễn Thị Hạnh, kinh doanh hoa tại TP Hòa Bình cho biết: "Đầu năm mới nhu cầu lễ bái, đi chùa khiến lượng khách tới mua hoa, cau trầu tăng khá nhanh. Tôi cũng phải chủ động nguồn hàng chất lượng, tươi mới để khách yên tâm mua hàng đi lễ đầu năm trọn vẹn”.

Không chỉ tiểu thương mở hàng khai xuân "lấy vía”, trong phiên chợ đầu năm này, nhiều người đi chợ chỉ để mua chút lộc đầu xuân với mong muốn gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt trong năm mới.

Lựa những lá trầu tươi xanh, bà Phan Thị Hồng, thị trấn Bo (Kim Bôi) cho biết, theo quan niệm của người xưa "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nên hằng năm, vào ngày mồng 2 Tết bà lại ra chợ để mua vài lá trầu, quả cau và gói muối. Theo bà Hồng, đầu năm nếu mua được lá trầu đẹp, quả cau non, tươi là đã rước được lộc may mắn, báo hiệu một năm an lành, làm ăn suôn sẻ, gia đình êm ấm.

Chọn ngày mở hàng đầu xuân mới là nét đẹp lâu đời trong văn hóa của người Việt. Không chỉ đơn thuần là hoạt động mua bán, nhân dịp đầu xuân, người bán - người mua gặp gỡ, cùng chúc nhau năm mới bình an, may mắn. 

Minh Vũ


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy thu hút đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, huyện Lạc Thủy triển khai các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch và các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và hỗ trợ doanh nghiệp đến đầu tư.

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình - cơ hội mới để bứt phá và phát triển

Trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đón niềm vui lớn, đó là được đón nhận Quyết định số 1648/QĐ-TTg, ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh (QHT) Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu tổng quát, các đột phá chiến lược được đề ra một cách cụ thể, chi tiết, có thể nói, QHT Hòa Bình như "bản thiết kế" toàn diện, tổng quan, thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới, tạo động lực để bứt phá phát triển.

Khởi sắc kinh tế đối ngoại

Những ngày cuối năm 2023, người trồng bưởi ở xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) và thôn Thanh Hà, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) phấn khởi khi được đón nhận giấy chứng nhận GlobalGAP và xuất khẩu lô bưởi Diễn thứ 2 sang thị trường Anh quốc. Ít ai biết được rằng, lô bưởi Diễn này được ký kết trực tiếp giữa Công ty cổ phần RYB và Tập đoàn Longdan (Vương quốc Anh) trong chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư của tỉnh Hòa Bình tại Vương quốc Anh những ngày đầu tháng 10/2023.

Những dự án, công trình trọng điểm - lực đẩy phát triển

Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn triển khai các dự án, công trình trọng điểm nhằm tạo "cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo sức lan tỏa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm tới.

Lương Sơn - sức vươn vùng đất cửa ngõ

Huyện Lương Sơn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ nối miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng. Những năm qua, Lương Sơn chuyển mình mạnh mẽ, là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hướng tới phát triển công nghiệp bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội. Để công nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp với mục tiêu chung là chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường và ưu tiên phát triển hạ tầng các khu công nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục