Chiều 18/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình năm 2024 (bao gồm cả vốn năm 2022, 2023 chuyển sang) là 1.118.514 triệu đồng. Đến nay giải ngân được 27.635 triệu đồng, đạt 8,64% tổng nguồn vốn kéo dài năm 2022, 2023 chuyển sang; 58.722 triệu đồng, đạt 7,35% so với nguồn vốn kế hoạch giao năm 2024.

Tại hội nghị, đại biểu các huyện, thành phố, các sở, ngành nhìn nhận công tác tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2024 đối với CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN còn chậm, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp. Nguyên nhân là do công tác rà soát, đánh giá tác động các văn bản, đề xuất điều chỉnh, bổ sung sửa đổi hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình chưa kịp thời. Công tác chuẩn bị đầu tư danh mục công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư còn chậm về thời hạn quy định, trong quá trình thực hiện phải tiến hành điều chỉnh. Công tác chỉ đạo, điều hành của một số đơn vị chưa sát sao, phản ứng chính sách chậm, chưa có những giải pháp mang tính đột phá...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hơn nữa chỉ đạo thực hiện thủ tục kế hoạch từ năm 2022, kế hoạch năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024, vốn kế hoạch năm 2024 để đẩy mạnh hơn công tác giải ngân. Thực hiện rà soát các danh mục công trình, dự án không đảm bảo tiến độ, khối lượng thực hiện để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết, cụ thể đến từng dự án, chương trình; xác định cụ thể từng mốc để giải ngân đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch vốn giao. Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện các chương trình từ công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư… và giải ngân. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Đinh Hòa

Các tin khác


Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ Hòa Bình

Ngày 16/7, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tổ chức hoạt động kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề "Phụ nữ hội nhập phát triển kinh tế bền vững”. Tới dự có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hội LHPN 20 tỉnh phía Bắc; đại diện các doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ, đơn vị sản xuất sản phẩm trong tỉnh, TP Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Khai trương cửa hàng nông sản an toàn Mơ Đức Hòa Bình

Ngày 16/7, Hội Nông dân huyện Lạc Sơn phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Mơ Đức Hòa Bình.

Sức lan tỏa của Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Nguyễn Văn Toàn 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh 

Qua gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nguồn vốn "phủ” khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người nghèo, các đối tượng chính sách nhanh chóng được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Trao “cần câu” giúp đổi thay cuộc sống

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) đã tiếp sức cho hộ nghèo huyện Tân Lạc, góp phần cùng địa phương triển khai hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực kinh tế

Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa thị trấn Chi Nê cùng 6 xã của huyện Lạc Thủy vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết, huyện Lạc Thủy đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm. Qua đó góp phần quan trọng phát triển KT - XH của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo tiền đề thu hút đầu tư.

Hiệu quả từ ủy thác vốn qua các tổ chức chính trị - xã hội

Những năm qua, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chương trình ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Qua đó góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục