Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư như: giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Công ty cổ phần gốm Mỹ
- HB tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa
phương.
Đến nay, huyện đã thu hút được 68 dự án vào địa bàn với tổng
vốn đăng ký khoảng 48.545 tỷ đồng. Phân theo lĩnh vực hoạt động gồm: lĩnh vực
du lịch 4 dự án; lĩnh vực công nghiệp 40 dự án; lĩnh vực nông nghiệp 10 dự án;
lĩnh vực dịch vụ thương mại 5 dự án; lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản 8
dự án; lĩnh vực nhà ở 1 dự án. Phân theo địa bàn các xã, thị trấn gồm: xã Đồng
Tâm 13 dự án; thị trấn Ba Hàng Đồi 9 dự án; thị trấn Chi Nê 2 dự án; xã Khoan
Dụ 3 dự án; xã Yên Bồng 11 dự án; xã Phú Thành 16 dự án; xã Thống Nhất 4 dự án;
xã Hưng Thi 5 dự án; xã An Bình 2 dự án và xã Phú Nghĩa 3 dự án.
Hiện đã có 39/68 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh, chiếm
57,3% tổng số dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc
làm cho lao động địa phương.
Đ.T
Ngày 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhằm giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư, phát triển, đa dạng hóa các loại hình vận tải công cộng. Thay vì chỉ có xe buýt sử dụng xăng – dầu đơn thuần, Hà Nội đã đưa vào vận hành thêm các loại hình phương tiện đường sắt đô thị, xe buýt sử dụng khí nén – CNG, xe buýt điện tăng sự lựa chọn cho người dân.
Sáu tháng đầu năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm và khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn thấp, hệ thống ngân hàng (NH) trên địa bàn tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm "mục tiêu kép”: vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn cho các thành phần kinh tế, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng (TTTD) an toàn, hiệu quả.
Gia đình ông Bùi Văn Theng ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc có hơn 3.000m2 đất vườn. Đây là diện tích gia đình trông vào để có thu nhập hàng năm. Từ nhiều năm trước, gia đình ông trồng mía tím và mía trắng. Đây là cây trồng truyền thống ở xã Mỹ Hòa. Việc đầu tư trồng mía ngoài công lao động của gia đình thì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài cửa hàng. Không có vốn đầu tư thì tiền mua phải tính lãi cao, đến cuối năm bán mía trả. Mía được tiêu thụ qua các tiểu thương về Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Năm ít có mía bán thì giá cao. Năm nhiều người lao vào trồng giá lại rẻ. Có năm không bán được phải chặt bỏ hoặc bán rẻ. Những lúc như thế chỉ ôm cây mía khóc ròng cho một năm trời lao động vất vả.
Chiều 18/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 17/7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lương Sơn về tiến độ lập Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.