Gia đình ông Bùi Văn Theng ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc có hơn 3.000m2 đất vườn. Đây là diện tích gia đình trông vào để có thu nhập hàng năm. Từ nhiều năm trước, gia đình ông trồng mía tím và mía trắng. Đây là cây trồng truyền thống ở xã Mỹ Hòa. Việc đầu tư trồng mía ngoài công lao động của gia đình thì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài cửa hàng. Không có vốn đầu tư thì tiền mua phải tính lãi cao, đến cuối năm bán mía trả. Mía được tiêu thụ qua các tiểu thương về Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Năm ít có mía bán thì giá cao. Năm nhiều người lao vào trồng giá lại rẻ. Có năm không bán được phải chặt bỏ hoặc bán rẻ. Những lúc như thế chỉ ôm cây mía khóc ròng cho một năm trời lao động vất vả.


Từ khi thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hòa, bà Bùi Thị Thoan ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc thường xuyên có việc làm.

Cách đây 3 năm, ông Theng tham gia là thành viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hòa. Ông được tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia và nhiều người trồng mía khác. Ông cho biết: Từ ngày tham gia HTX, thu nhập từ cây mía của gia đình tăng lên 20 - 30% với giá ổn định. Điều quan trọng là gia đình được HTX cung ứng phân bón không lãi và tiêu thụ mía. Đặc biệt là mía còn được xuất khẩu với giá thành cao.

Ông Bùi Hoàng Long, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hòa cho biết: Hiện nay, HTX có 50 ha mía của các hộ thành viên và liên kết. Trong đó 25 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloGAP. Để nguồn tiêu thụ mía ổn định, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu, công ty tiêu thụ mía trong nước và các tư thương có uy tín. Nhằm nâng cao chất lượng mía xuất khẩu, HTX đã đưa giống mía trắng F134 cấy mô vào trồng. Vụ mía năm nay, HTX trồng được 10 ha giống mía F134. Khi liên kết các đầu mối thì việc tiêu thụđược ổn định, bà con yên tâm sản xuất. Ngoài sản phẩm mía, HTX còn liên kết tiêu thụ sản phẩm ớt, ngô sinh khối cho các thành viên và nông dân.

Là đơn vị đối tác của HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hòa, Công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Ngân là đơn vị bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Công ty cho biết: Khi liên kết các hộ gia đình, HTX sản xuất bài bản hơn. Họ chú trọng công tác chăm sóc để sản phẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó nâng giá thành sản phẩm của mình. Đây là bước đầu để người nông dân hướng đến sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Qua đây chúng tôi kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Việc liên kết trồng mía không chỉ các thành viên HTX, doanh nghiệp và HTX hưởng lợi mà người lao động cho các gia đình vùng trồng mía có nhiều việc làm. Bà Bùi Thị Thoan ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc cho biết: Trước đây giá mía thấp nên các chủ vườn tự làm. Giờ giá mía cao, như năm ngoái bán 8.000 đồng/cây thì các chủ vườn chú trọng đầu tư chăm sóc. Tôi tranh thủ lúc nông nhàn đi làm cho chủ vườn được trả 250 nghìn đồng/ngày. Ngoài làm công tôi được tận dụng lá mía, cây mía hỏng để chăn nuôi gia súc. Với thu nhập như vậy, tôi không phải đi làm ăn xa và tranh thủ được lúc nông nhàn để lao động.

Việt Lâm


Các tin khác


Chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh

Ngày 16/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1147/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ Hòa Bình

Ngày 16/7, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tổ chức hoạt động kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề "Phụ nữ hội nhập phát triển kinh tế bền vững”. Tới dự có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hội LHPN 20 tỉnh phía Bắc; đại diện các doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ, đơn vị sản xuất sản phẩm trong tỉnh, TP Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Khai trương cửa hàng nông sản an toàn Mơ Đức Hòa Bình

Ngày 16/7, Hội Nông dân huyện Lạc Sơn phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Mơ Đức Hòa Bình.

Sức lan tỏa của Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Nguyễn Văn Toàn 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh 

Qua gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nguồn vốn "phủ” khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người nghèo, các đối tượng chính sách nhanh chóng được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Trao “cần câu” giúp đổi thay cuộc sống

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) đã tiếp sức cho hộ nghèo huyện Tân Lạc, góp phần cùng địa phương triển khai hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực kinh tế

Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa thị trấn Chi Nê cùng 6 xã của huyện Lạc Thủy vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết, huyện Lạc Thủy đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm. Qua đó góp phần quan trọng phát triển KT - XH của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo tiền đề thu hút đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục