Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài vào cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xuất hiện hố sụt lún gần nhà dân ở xóm Tre Báng. Hiện tượng bất thường gây hoang mang, lo lắng cho các hộ dân sinh sống trên địa bàn trước thời tiết diễn biến phức tạp. Từ thực tế đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) xã đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân.
Đường liên xã Miền Đồi - Văn Sơn (Lạc Sơn) xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đá lăn khi mưa lớn kéo dài.
Khảo sát thực tế hố sụt lún tại xóm Tre Báng, cách nơi sinh sống của hộ bà Bùi Thị Minh chưa đầy 5m. Theo quan sát của phóng viên, miệng hố rộng 2 m và độ sâu khoảng gần 4 m. Theo chia sẻ của các hộ dân, hiện tượng này chưa từng xảy ra trên địa bàn. Nguyên nhân chính được xác định do thời điểm đó mưa lớn kéo dài, nền địa chất không ổn định nên đã xuất hiện tình trạng sụt lún xuất hiện hố tử thần. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã có mặt tại hiện trường kiểm tra, đánh giá tình hình. Đồng thời cảnh báo, di dời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Huy động máy móc, sức dân nhanh chóng khắc phục sự cố.
Bà Bùi Thị Minh, xóm Tre Báng cho biết: "Trước hôm xuất hiện hố sụt lún, trên địa bàn xảy ra mưa to kéo dài trong nhiều ngày. Tại thời điểm xảy ra sự việc, tôi ở trong nhà thì nghe tiếng nổ lớn. Do địa hình phức tạp, nền đất không ổn định nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai bất thường. Sinh sống ở khu vực nhiều đồi núi cao, chúng tôi lo lắng, bất an mỗi khi xảy ra mưa to, gió lớn. Mong muốn chính quyền các cấp sẽ có giải pháp để đảm bảo an toàn, giúp nhân dân yên tâm và ổn định cuộc sống.
Miền Đồi là xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Với địa hình đa phần là đồi núi cao, địa hình dốc nên dân cư phân bố không đều. Theo rà soát, toàn xã hiện có 65 hộ sinh sống trong khu vực, vị trí có nguy cơ sạt lở. Tập trung chủ yếu tại các xóm: Dóm Bái, Tre Báng, Thăn, Thây Voi… Vào mùa mưa bão tại các khu vực này thường xuyên xảy ra sạt trượt đất, đá tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Cùng với đó, tại khu vực 8 cầu, ngầm trên địa bàn cũng đặt trong tình trạng báo động khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng, không đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông. Tại khu vực ngầm suối Cả những năm trước đã xảy ra các vụ tai nạn đuối nước thương tâm vào mùa mưa bão. Đối với tuyến đường liên xã Thượng Cốc - Văn Sơn – Miền Đồi hiện cũng xuống cấp trầm trọng, hư hỏng nặng với ổ voi, ổ gà, mặt đường vỡ. Các phương tiện di chuyển trong thời điểm mưa to kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đá lăn, sạt lở đất.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Miền Đồi đã kiện toàn lực lượng với 24 thành viên. Đồng thời xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, các tổ công tác chủ động bám sát địa bàn, thống kê các điểm, khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai. Từ đó báo cáo chính quyền địa phương để có phương án, giải pháp nhanh chóng khắc phục. Khi có thiên tai xảy ra, các lực lượng tổ chức ứng trực, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống đột xuất, bất ngờ. Thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”, nhanh chóng di dời người và tài sản đến nơi an toàn; đảm bảo lưu thông các tuyến đường.
Hiện nay, xã thực hiện tái định cư (TĐC) cho các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã đầu tư xây dựng 1 khu TĐC tại xóm Dóm Bái. Theo đó, khu TĐC được xây dựng từ cuối năm 2023 với tổng diện tích 0,5 ha. Hiện, nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình hạ tầng thiết yếu để kịp tiến độ, bàn giao mặt bằng cho 26 hộ dân xây dựng nhà ở.
Đồng chí Bùi Văn Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: "Là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ động xây dựng kế hoạch để ứng phó, phòng ngừa thiên tai. Không chủ quan, lơ là với tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy đã chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát các khu vực xung yếu trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chú ý theo dõi dự báo thời tiết để chủ động gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Thực hiện nhiều giải pháp với quyết tâm cao nhất đảm bảo an toàn cho người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Đức Anh
Gia đình ông Bùi Văn Theng ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc có hơn 3.000m2 đất vườn. Đây là diện tích gia đình trông vào để có thu nhập hàng năm. Từ nhiều năm trước, gia đình ông trồng mía tím và mía trắng. Đây là cây trồng truyền thống ở xã Mỹ Hòa. Việc đầu tư trồng mía ngoài công lao động của gia đình thì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài cửa hàng. Không có vốn đầu tư thì tiền mua phải tính lãi cao, đến cuối năm bán mía trả. Mía được tiêu thụ qua các tiểu thương về Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Năm ít có mía bán thì giá cao. Năm nhiều người lao vào trồng giá lại rẻ. Có năm không bán được phải chặt bỏ hoặc bán rẻ. Những lúc như thế chỉ ôm cây mía khóc ròng cho một năm trời lao động vất vả.
Chiều 18/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 17/7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lương Sơn về tiến độ lập Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Sáu tháng đầu năm nay, nền kinh tế của tỉnh Hoà Bình trên đà phục hồi với những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thách thức đặt ra, đòi hỏi cần tiếp thêm động lực để tăng trưởng mạnh mẽ hơn, phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển kinh tế năm 2024.
Do ảnh hưởng của mưa lớn từ chiều 15/7 đến sáng 16/7 đã gây thiệt hại trên địa bàn huyện Lạc Sơn, chủ yếu về nhà ở, giao thông và sản xuất. Cụ thể, về nhà cửa có 4 hộ dân ở xã Quý Hoà, 1 hộ dân ở xã Mỹ Thành bị đất đá sạt lở làm hư hỏng nhà và vùi lấp một số tài sản, giá trị thiệt hại ước 850 triệu đồng. Tại 2 xã Quý Hoà, Tân Lập xảy ra ngập úng ảnh hưởng đến hơn 18 ha lúa mới cấy và hoa màu, thiệt hại trên 400 triệu đồng.
Ngày 16/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1147/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.