(HBĐT) - Hối hả, đam mê, đó là những cụm từ miêu tả mà chúng tôi, những du khách lần đầu tiên được đặt chân tới đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Còn nhiều nơi chưa tới, nhiều cái hay, cái đẹp và những món ăn ngon… chưa được thưởng thức, vì vậy, chuyến hành trình kết thúc trong sự hao hao tiếc nuối.
Điểm đến thân thiện
Trước hành trình 24h, chúng tôi mới nhận được thông tin từ phía Công ty cổ phần văn hóa lữ hành Tây Bắc: Đây là tua đầu tiên đi Hàn Quốc do chi nhánh Hoà Bình tổ chức. Tất nhiên, kèm theo thông tin ấy là lời trấn an hết sức nhẹ nhàng: Các anh chị yên tâm, chúng ta sẽ có chuyến du ngoạn tuyệt vời! Nghe vậy, nhưng tôi vẫn phải gõ cửa nhà “giáo sư Google” để tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc. Có vài lời khuyên mà tôi lưu lại để chia sẻ với mọi người đó là: chuẩn bị chút mắm, muối, ruốc... phòng khi món ăn của nước bạn không hợp khẩu vị (vì món ăn của người Hàn thường cay và nhạt). Chuẩn bị ổ cắm có chân zắc tròn để xạc pin điện thoại, ipad... Việc mua sắm ở Hàn chủ yếu bằng đồng won, ít giao dịch bằng USD, vì vậy cần đổi tiền won trước khi lên đường và đặc biệt ít người dân Hàn biết nói tiếng Anh nên cần học qua mấy câu giao tiếp thông thường và nhớ mang theo card visit của khách sạn đề phòng bị lạc...
Công viên Everland, 1 trong 10 công viên lớn nhất thế giới, được ví như một Disnayland của Hàn Quốc luôn là điểm đến trong mỗi tua du lịch.
“Cẩn tắc vô áy náy”, các thành viên trong đoàn đã truyền tai nhau như vậy và chuẩn bị chu đáo để chuyến đi thực sự suôn sẻ. Thế nhưng, khi đã đặt chân lên đất bạn, ngoại trừ chiếc zắc cắm đúng mẫu, những thứ còn lại trở nên dư thừa. Bởi, du lịch trên đất nước bạn mà cứ ngỡ mình đang ở đâu đó trên quê hương mình vậy.
Đón đoàn tại sân bay quốc tế Incheon là 2 hướng dẫn viên (1 người Hàn Quốc và 1 người Việt Nam) cùng một tài xế, tuy ít nói vì bất đồng ngôn ngữ nhưng luôn thường trực ánh mắt, nụ cười thân thiện. Người mang đến cho các thành viên trong đoàn sự ấm áp, thân thiện và an lòng là Thảo Uyên - cô gái Việt dịu dàng, xinh xắn. Mặc dù hướng dẫn viên du lịch chỉ là nghề tay trái (hiện Thảo Uyên đang làm nghiên cứu sinh để trang bị học vị tiến sỹ trên đất nước bạn), nhưng cô gái đến từ Nha Trang (Khánh Hoà) - thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam đã nhập “nghề” hết sức thuần thục và đem đến cho đoàn chúng tôi những trải nghiệm thú vị.
Từ sân bay quốc tế Incheon, đoàn khởi hành đi tham quan đảo Nami yên bình và thơ mộng - là phim trường chính của bộ phim truyền hình nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông”. Chiều cùng ngày, đoàn trở lại Thủ đô Seoul, đi tham quan làng truyền thống Namsan Hanok, tham gia lớp học tự làm kim chi và mặc quần áo Hanbook truyền thống để chụp ảnh lưu niệm. Điểm đến tiếp theo của hành trình là Công viên Everland - 1 trong 10 công viên hấp dẫn nhất thế giới, một Disneyland của Hàn Quốc với thế giới động vật phong phú như hổ, báo, sư tử, hải cẩu… và các trò chơi giải trí hiện đại, hấp dẫn. Ngày tiếp theo, du khách tiếp tục tham quan thành phố Seoul với những điểm đến nổi tiếng như: Cung điện Hoàng gia Kyong -bok (Gyeongbokgung Palace) 500 tuổi với 7.225 gian nhà, Bảo tàng Dân gian Quốc gia, Nhà Xanh - Phủ Tổng thống và thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc “Drum cat show”…
Ngoài việc tham quan thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử thì điểm nhấn trong lộ trình là đi tham quan, mua sắm mà theo cách nhìn nhận của chúng tôi đây chính là một trong những “tuyệt chiêu” để phát triển du lịch, thương mại ở đất nước bạn.
Cùng hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để tham quan và mua sắm tại Trung tâm nhân sâm - mỹ phẩm của Chính phủ Hàn Quốc; các cửa hàng tinh dầu thông; nấm linh chi, thuốc bổ trợ gan, Trung tâm thương mại miễn thuế Donghwa và tự do mua sắm tại khu phố thời trang Myung -dong. Điều thú vị là ở mỗi điểm đến quan trọng, du khách được tiếp xúc giao thương với người Việt. Những cô gái đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng… có kiến thức, kinh nghiệm maketing làm nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Bởi vậy, dẫu có phải dùng đến đồng tiền cuối cùng để mua sản phẩm lưu niệm trong chuyến du lịch du khách vẫn cảm thấy hài lòng.
Hấp dẫn từ mọi góc nhìn
Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên Thảo Uyên: Đất nước Hàn Quốc diện tích bằng 1/3 Việt Nam, dân số trên 50 triệu người, 70% diện tích là rừng, núi và cũng có xuất phát điểm thấp nhưng nay đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch khu vực châu á nói riêng và thế giới nói chung. Lượng du khách đến tham quan Hàn Quốc không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ phát triển đất nước. Có rất nhiều lý giải cho thành công này, một trong số đó chính là do sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới. Nhiều trường quay của những bộ phim nổi tiếng như Boys over Flower, Bản tình ca mùa đông, Full-house, sau khi phim đóng máy đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng chục nghìn người đến tham quan. Đây thực sự là một chiến lược vừa phát triển nền công nghiệp điện ảnh, vừa mở rộng thị trường du lịch cho khách tham quan quốc tế một cách hiệu quả của Hàn Quốc.
Song trùng với điện ảnh, những năm gần đây, Hàn Quốc tập trung sâu cho việc sử dụng hình ảnh các nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng bá văn hóa, cảnh đẹp cũng như giới thiệu về con người Hàn Quốc. Diện tích nhỏ hẹp, bởi vậy, Thủ đô
Đẹp từ mọi góc nhìn, với chiến lược phát triển du lịch, thương mại hoàn hảo, Hàn Quốc - xứ sở Kim Chi thực sự đã tạo được thỏi nam châm vô hình thu hút khách thập phương.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Vãn hồi chiều cuối năm, bên ấm trà dư, tôi với ông Nguyễn Hữu Kỳ, một cán bộ nghỉ hưu ở TP Hòa Bình, sau một hồi xoay quanh câu chuyện thế thái nhân tình, rồi bập vào chuyện thú chơi cờ tướng lúc nào chẳng hay. Chả là ngày trước rảnh rỗi, tôi và ông thường rủ nhau đến điểm chơi cờ tướng cạnh Nhà thiếu nhi ở phường Phương Lâm để xem các cụ chơi cờ tướng. ông là tay kỳ thủ khá ở tỉnh một thời, thế nhưng ông ít khi tham gia các trận thư hùng, chỉ ngồi xem cho vui. Tôi mến ông ở chỗ, ông xem các ván cờ rất chăm chú, ít khi tham gia. Mỗi lần nhìn bên phải, bên trái xuất quân, ông thường ghé tai nói nhỏ với tôi về phía sẽ thắng.
(HBĐT) - Trong không khí vui xuân đón Tết rộn ràng, theo âm thanh réo rắt, bổng trầm của làn điệu chèo, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của chị Lê Thị Thu Hoàn ở tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Trên khoảng sân rộng trước hiên nhà, dưới ánh nắng xuân chan hòa một nhóm chị em trong phang phục áo váy sắc màu đang uyển chuyển, nhịp nhàng trong điệu múa, lời ca. Dàn nhạc có đủ bộ gõ, trống cơm, đàn tam, đàn tứ, đàn nhị, phách, nhạc công đều là các ông, bà cao tuổi nhưng vẫn say sưa với nhịp phách, tiếng đàn. Đó là một buổi tập dượt của các thành viên Câu lạc bộ (CLB) chèo 30/4 của huyện để chuẩn bị cho các buổi biểu diễn mừng xuân mới.
(HBĐT) - Khi em hát lên, cả núi rừng như mơ màng, say tiếng hát, anh quên cả thời gian, quên cả bó củi đang đốn dở. Thương mến nhau vì câu hát, ta nên bạn tâm giao, thành đôi tri kỷ... Là người con đất Mường, từ lúc thơ bé, tôi đã được chìm đắm trong những câu hát ví (hát đối), hát thường rang. Với tôi, những câu hát vừa ngọt ngào, vừa thể hiện sự đối đáp thông minh, khéo léo là một di sản thật đáng tự hào. Những ngày đầu xuân, trong chuyến tìm về mảnh đất Mường Động giàu truyền thống, một lần nữa, tôi lại được lắng đọng trong những câu hát, mẩu chuyện và những giai thoại vui…
(HBĐT) - Tối 27/1 (30 Tết), tại tiền sảnh nhà văn hóa tỉnh, Sở VH – TT&DL đã phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình văn nghệ “Mùa xuân Hòa Bình”. Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở VH – TT&DL, Sở TT&TT, UBND tình phố Hòa Bình và đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945, khi cao trào kháng Nhật nổi lên mạnh mẽ khắp cả nước, ở chiến khu Mường Khói lúc bấy giờ, những người con đất Mường một lòng đi theo cách mạng. Lớp học “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” ra đời, đặt tại xóm Lọt, xã Hoài ân (nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn) là một minh chứng đầy đủ cho một thời đào măng nuôi cách mạng ở nơi núi rừng heo hút này.
(HBĐT) - Đối với thầy mo ở các bản mường, những ngày thường trong năm đã bận rộn, Tết về, họ càng bận rộn hơn. Nếu như Tết của người Kinh không thể thiếu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, thì với người Mường, Tết không thể trọn vẹn nếu không có thầy mo.