(HBĐT) - Trong hai ngày 22-23/2 (tức mồng 7, mồng 8 Tết Mậu Tuất), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã diễn ra Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng năm 2018. Tham dự Lễ hội có lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Nam thanh, nữ tú xã Nhân nghĩa trong lễ rước Bụt Khụ Dúng
Lễ thắp hương cầu lộc, cầu may mắn, cầu một năm được mùa no ấm được tổ chức tại sân làng.
Các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc được trình diễn tại Lễ hội.
Hang Khụ Dúng là một di tích
lịch sử văn hóa của tỉnh. Hang còn được gọi là "Động Sơn Khụ Dúng”, trong hang
thờ phật, người Mường gọi là "Bụt”. Theo truyền thuyết, cứ 3 năm 1 lần người
dân tổ chức rước Bụt từ trong hang ra bãi hội để vui chơi với dương gian. Lễ
hội rước Bụt Khụ Dúng của người Mường Vó được phục dựng để bày tỏ và tưởng nhớ
công ơn của Bụt đã có công bảo vệ, che trở cho nhân dân trong khó khăn, hoạn
nạn; cầu mong các vị thần Bụt phù hộ cho một năm no đủ, mùa màng bội thu, làng
xóm yên vui, hạnh phúc; nâng cao đời sống tinh thần, tâm linh, thể hiện ý
nguyện của người dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa, người người đoàn kết, bảo
tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tăng cường quảng bá,
giới thiệu về lịch sử, tiềm năng văn hóa và du lịch của vùng đất cổ Mường
Vang....
Lễ hội
rước Bụt Khụ Dúng gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ tổ chức theo lễ cổ truyền bao
gồm: thủ tục thờ cúng Bụt tại hang Khụ Dúng với: rượu cần, xôi, bánh chưng,
thịt lợn, thịt gà... Sau đó rước Bụt ra sân làng làm lễ thắp hương cầu lộc, cầu
may mắn, cầu một năm được mùa no ấm sau đó để Bụt vui chơi với dương gian cho
đến khi kết thúc lễ hội mới rước Bụt trở về hang. Phần hội được tổ chức với
nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Mường như: giao lưu văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, trình tấu cồng
chiêng và thi đấu các môn thể thao truyền thống như: đu nhún, đánh mảng, kéo
co, bắt nỏ, bóng chuyền…Theo quy định của người mường Vó, sau lễ hội rước Bụt
người dân mới được vào rừng lấy măng, lấy củi, săn bắn và các công việc đồng
áng. Lễ hội đã năm nay đã thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách
thập phương về tham dự.
Đức Phượng
(HBĐT) - Sáng 19/2 (tức mùng 4 Tết Mậu Tuất), Ban Tổ chức các lễ hội huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ năm 2018. Tham dự lễ khai hội có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương, tăng ni phật tử gần xa cùng về tham dự.
(HBĐT) - Mùa xuân, đất trời như nở hoa, nơi nơi nắng ấm ngập tràn, chim chóc hót ca, cây lá căng tràn nhựa sống như thôi thúc bước chân du khách. Giữa tiết xuân ấm áp, khách du xuân thong dong thưởng ngoạn, thỏa thích tìm về những điểm đến thiên nhiên kỳ thú và đón nhận những tình cảm của người dân vùng Mường Hòa Bình hồn hậu và nồng nàn.
(HBĐT) - "Thịt mừ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, ẩm thực ngày Tết giờ đây đã phong phú hơn với nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn không thể nào thiếu bánh chưng. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng làm cho ngày Tết thêm ấm cúng, đủ đầy và đoàn viên. Tuy nhiên, do sự bận rộn, do những thay đổi của cuộc sống nên giờ đây không phải nhà nào cũng có nồi bánh chưng trong dịp Tết.
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, trong mỗi gia đình không thể thiếu sắc màu rực rỡ của hoa, cây cảnh. Thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đã trở thành nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sắc xuân rực rỡ, ý nghĩa của những bông hoa, nhành cây đem đến cho mỗi gia đình những gì tươi đẹp nhất của một năm mới.
(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam á. ở tỉnh ta, Văn hóa Hòa Bình phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng.
(HBĐT) - Phong tục đi chùa, xin lộc xuân là nét đẹp văn hóa của người á Đông. Tại Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của người Việt.