Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Cây Si cho lãnh đạo huyện Lạc Sơn và xã Liên Vũ.
Tiết mục văn nghệ biểu diễn chào mừng.
Hai cụ ông Bùi Văn Bưm và Bùi Văn Bộp là người khai Đu
Phần đung đu của đôi nam thanh nữ tú.
Đông đảo nhân dân và du khách đến xem lễ hội.
Đền Cây Si thờ Thành Hoàng làng, vị nhân thần của làng xóm, là người có công đánh đuổi giặc và khai phá ra vùng đất này và được tôn thành Thành Hoàng làng.
Theo chuyện kể rằng: ngày xưa dân làng Vôi sống ngoài bãi bằng phẳng, đất đai màu mỡ, xóm làng yên vui trù phú. Đang sống yên lành thì tai họa ập đến, trong Mường xảy ra dịch bệnh "toi nguời”. Những gia đình còn người sống thì bỏ nhà, bỏ làng theo anh em nhà Ngài. Họ sống dưới chân đồi Nứa Vôi, cách làng cũ không xa, lập nên làng Mường Vôi. Hai anh em nhà Ngài đã dạy cho bà con dân Mường khai phá đất đai để trồng lúa, ngô, khai hoang mở đất lập nên làng, nên xóm.
Để tạ ơn thần linh, trời đất, nhà lang cho mở hội ăn mừng. Hai anh em nhà Ngài đã nghĩ ra cách dựng cây Đu để cho dân Mường vui hội. Sau khi anh em nhà Ngài mất, dân Mường lập đền thờ trước làng để tỏ lòng thành kính và biết ơn hai vị đã có công dạy cho người dân Mường khai khẩn đất đai, khai hoang mở đất lập nên làng, nên xóm ngày nay. Lễ hội Đu Vôi được tổ chức 3 năm một lần vào ngày 8 tháng giêng hàng năm để tưởng nhớ anh em nhà Ngài và để nhân dân vui hội.
Đền Cây Si tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, nằm trung tâm làng với diện tích khoảng 2.000 m2, mặt trông về hướng Tây nam. Ngôi Đền dựng bằng bương, tre, mái lợp gianh gồm 1 gian 2 trái làm theo kiểu nhà sàn của người Mường để thờ tự. Trong đền có nhiều đồ thờ tự như: bát hương, mâm bồng gỗ… Ngôi đền tồn tại và phát triển cùng với sự biến động, thăng trầm của lịch sử. Vào năm 1950-1951, ngôi đền bị thực dân Pháp phá hủy. Đến năm 1988 bà con nhân dân Mường Vôi đã dựng lại ngôi Đền trên nền của ngôi Đền xưa. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, năm 2017 bằng nguồn đóng góp của nhân dân đã dựng lại ngôi đền mới trên nền ngôi đền xưa để thờ phụng.
Với những giá trị lịch sử - văn hóa, ngày 5/2/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 347/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh Đền Cây Si, xã Liên Vũ (Lạc Sơn). Việc công nhận và tôn vinh giá trị di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si sẽ tiếp tục góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc Mường.
Ngay sau phần lễ kết thúc, bà con nhân dân tiếp tục với phần lễ hội Đu Vôi và tham gia thi đấu các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Xưa kia, trong mỗi bản làng của vùng Mường Bi rộng lớn đều có những "cây hát” (người hát hay, đối đáp thông minh) nổi tiếng. Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn, bà con không còn được chứng kiến các "cây hát” thức trắng đêm để hát đối. Những buổi đi chặt củi ở rừng hát say sưa đến quên lối về cũng chỉ còn là những ký ức thi thoảng lại chấp chới trong tâm khảm của những người con ở vùng mường Bi rộng lớn.