(HBĐT) -Sáng 27/1 (tức mồng 6 tháng giêng) diễn ra một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023.


Lễ hội Khai hạ là lễ hội truyền thống của dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, buổi sáng có các hoạt động: Thầy Mo cúng thần thổ công tại sân vận động xã Phong Phú. Trưng bày gian hàng chợ đêm tại chợ Lồ, chuẩn bị trưng bày gian hàng tại sân vận động xã Phong Phú. Tổ chức thi đấu vòng loại các trò chơi dân gian (bắn nỏ, đẩy gậy); thi séc bùa tại sân vận động xã Phong Phú. Buổi chiều, tiếp tục tổ chức thi đấu vòng loại các trò chơi gian gian (bắn nỏ, đẩy gậy); thi séc bùa. Buổi tối, khai mạc phiên chợ đêm Mường Bi.

Theo kịch bản đã được phê duyệt, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh, năm 2023 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 27 – 29/1) với các hoạt động chính như: Trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc. Tổ chức giải bóng chuyền Cúp Khai hạ Mường Bi; thi đấu môn kéo co, tổ chức các trò chơi dân gian (đánh đu, bắn nỏ, ném còn, đi cầu trên dây, đánh cù, đánh mảng …). Thi hát đối, bản âm, hát đúm, thường đang - bộ mẹng; trình diễn trang phục dân tộc. Tổ chức tư vấn việc làm, đào tạo nghề. Trưng bày Hội Báo xuân tỉnh Hòa Bình, năm 2023.

Đặc biệt, ngày 29/1 (mồng 8 tháng Giêng) sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội với sự tham dự của các đại biểu khách Trung ương, tỉnh bạn; các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các ban, sở, ngành của tỉnh, huyện, thành phố và du khách trong, ngoài tỉnh.

Trong lễ khai mạc sẽ có các nội dung: Nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Lũy Ải; rước kiệu từ miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú để khai mạc. Trao chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình cho các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi. Dấng chiêng và biểu diễn màn hoà tấu chiêng Mường của 500 diễn viên, nghệ nhân chiêng Mường đến từ 16 xã, thị trấn huyện Tân Lạc và các đội chiêng của các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn. Màn nghệ thuật chào mừng đặc sắc với 3 chương và nghi thức xuống đồng đi cày, cấy đầu xuân tại cánh đồng Nà Trùng.


H.L (TH)

Các tin khác


Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thăng hoa cảm xúc với những thanh âm - “Từ trong bời lời”!

(HBĐT) - Trong nắng xuân ngập tràn, hương xuân thổn thức và tâm trí hướng về ngày hội xuân, tôi lục tìm trên giá sách món quà nghệ thuật mới được tặng khi đất trời sang xuân.

Cây mía trong đời sống tinh thần

(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường coi cây mía là cây quý, thiêng và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần. Trong các nghi lễ quan trọng như Tết, lễ dựng vợ, gả chồng, lễ cúng mụ cho trẻ mới sinh, cây mía được người Mường sử dụng như một kiểu "cờ” hay vật phẩm dâng cúng không thể thiếu.

Trống đồng cổ - báu vật của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hoà Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).

Trò chuyện với nghệ nhân lĩnh vực văn hóa dân gian

(HBĐT) - Văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình đa dạng, phong phú, mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Trong đó, di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với phong tục tập quán, ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, các sinh hoạt trong lễ hội dân gian truyền thống có vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, các nghệ nhân nắm giữ di sản chính là những người góp phần bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

Giữ gìn văn hóa dân tộc vẹn nguyên trong cuộc sống

(HBĐT) - 2022 là một năm rực rỡ và sôi động với liên tiếp sự kiện tôn vinh các giá trị văn hóa của mảnh đất Hòa Bình. Sau 2 năm tạm lắng bởi dịch Covid-19, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tưng bừng tổ chức, trong đó điểm nhấn là bản sắc văn hóa dân tộc của xứ 4 Mường Bi - Vang - Thàng - Động. "Hòa nhập chứ không hòa tan”, đó là cách hữu hiệu để lưu giữ và phát triển mạnh mẽ hơn các giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục