(HBĐT) - Sáng 27/1, trong khuôn khổ các hoạt động trước khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đã diễn ra nghi lễ mo cúng Thổ công, Thổ địa; thi đấu vòng loại các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc và thi séc bùa của 16 xã tại sân vận động xã Phong Phú và nhà văn hoá xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).


Thực hành nghi lễ cúng Thổ công, Thổ địa.

Mo cúng Thổ công, Thổ địa là nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội Khai hạ dân tộc Mường để xin phép Thổ công, Thổ địa khu vực này được mở hội Khai hạ đầu năm, cầu cho mưa thuận, gió hoà, thời tiết thuận lợi để Lễ hội tổ chức thành công. Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Lựng là thầy mo thực hành nghi thức tâm linh.



CácVĐV thi đấu môn thể thao dân tộc.

Ngay sau nghi lễ cúng Thổ công, Thổ địa, nội dung thi môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá, gồm: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, ném còn, đánh cù, đánh mảng… và thi séc bùa giữa các đội đến từ 16 xã, thị trấn bước vào thi đấu vòng loại. Các hoạt động thể thao, văn hoá diễn ra sôi nổi, hào hứng, làm sống lại nét văn hoá dân gian xưa, tạo sức hút du khách đến với ngày hội lớn. 



Thi séc bùa tại Nhà văn hoá Luỹ Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Hoạt động thể thao, trò chơi dân gian… và thi séc bùa tiếp tục diễn ra trong các ngày 28-29/1 (tức ngày 7-8 tháng Giêng). 


Bùi Minh

Các tin khác


“Phố" mới Mường Vang

(HBĐT) - Dù chỉ có mấy mẹ con nhưng bà Bùi Thị Chín ở khu tái định cư (TĐC) xóm Nhụn, xã Yên Phú (Lạc Sơn) cũng gói chục cái bánh chưng, thêm ít bánh uôi, bánh ống, chuẩn bị thịt để đón Tết. Cũng như nhiều nhà ở trong xóm, gia đình bà vừa hoàn thiện xong căn nhà ở khu TĐC."Về nơi ở mới, đón một mùa xuân mới với một khởi đầu mới thì Tết cũng phải tươm tất hơn xưa chứ”, nở nụ cười tươi trên khuôn mặt lam lũ, bà Chín mở lòng.

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thăng hoa cảm xúc với những thanh âm - “Từ trong bời lời”!

(HBĐT) - Trong nắng xuân ngập tràn, hương xuân thổn thức và tâm trí hướng về ngày hội xuân, tôi lục tìm trên giá sách món quà nghệ thuật mới được tặng khi đất trời sang xuân.

Cây mía trong đời sống tinh thần

(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường coi cây mía là cây quý, thiêng và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần. Trong các nghi lễ quan trọng như Tết, lễ dựng vợ, gả chồng, lễ cúng mụ cho trẻ mới sinh, cây mía được người Mường sử dụng như một kiểu "cờ” hay vật phẩm dâng cúng không thể thiếu.

Trống đồng cổ - báu vật của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hoà Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).

Trò chuyện với nghệ nhân lĩnh vực văn hóa dân gian

(HBĐT) - Văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình đa dạng, phong phú, mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Trong đó, di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với phong tục tập quán, ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, các sinh hoạt trong lễ hội dân gian truyền thống có vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, các nghệ nhân nắm giữ di sản chính là những người góp phần bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục