Ngày 16/2 (mùng 7 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc), Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024 tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đông đảo người dân tham gia Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.
Các xã, thị trấn huyện Tân Lạc hoàn thiện trại văn hóa chuẩn bị cho khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.
Thi đấu môn kéo co nữ tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.
Thi hát đối giữa đội thị trấn Mãn Đức và xã Quyết Chiến (Tân Lạc) tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.
Người dân tham gia trò chơi cầu bập bênh tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.
Ban Tổ chức lễ hội tiếp tục tổ chức thi đấu môn thể thao dân tộc nội dung kéo co với khoảng 240 vận động viên, tranh tài ở 2 nội dung (kéo co nam, kéo co nữ) của các đoàn vận động viên từ 16 xã, thị trấn trong huyện Tân Lạc. Tổ chức thi hát đối; trình diễn nghề dệt vải truyền thống; trình diễn trò chơi đi cà kheo, ném còn, đánh đu, cầu bập bênh; các trò chơi cướp cờ, bịt mắt đánh trống và buôn chó. Buổi tối cùng ngày diễn ra thi sơ khảo trình diễn trang phục dân tộc và giao lưu văn hoá văn nghệ.
Các xã, thị trấn cũng đang rất khẩn trương hoàn thiện các trại văn hoá. Đây là một trong những điểm nhấn mới của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm nay. Các xã, thị trấn tự dựng trại theo mô hình nhà sàn, nhà nổi mang đặc trưng của địa phương; trang trí, trưng bày các vật dụng, đồ thủ công mỹ nghệ tái hiện sinh động không gian văn hóa nhà sàn Mường.
Theo chương trình, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 - 17/2/2024. Trong 2 ngày đầu diễn ra lễ hội, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm khá đông; tình hình an ninh trật tự đảm bảo.
Ngày 17/2 (mùng 8 tháng Giêng) sẽ diễn ra Lễ khai mạc lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc. Trong đó có nghi lễ mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần linh về dự lễ hội; nghi lễ rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà về chứng kiến khai mạc lễ hội. Trong Lễ khai mạc có màn hoà tấu chiêng Mường với sự tham gia của 500 diễn viên và nghệ nhân; màn nghệ thuật đặc sắc chào mừng lễ hội với chủ đề "Âm sắc Bốn Mường”; thực hiện nghi thức xuống đồng tại khu Nà Trùng.
Trong khuôn khổ chương trình lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng như: Thi trình diễn trang phục dân tộc Mường; trưng bày trại văn hóa, ẩm thực; thi đấu các môn thể thao dân tộc (bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy) và tranh cúp bóng chuyền Khai hạ năm 2024; thi đan lát truyền thống (đan lồng gà, đan rọ đựng trứng), hát đối. Bên cạnh đó là các hoạt động trình diễn gồm: trình diễn bản âm, xéc bùa, nghề dệt thổ cẩm dân tộc, làm bánh, cơm lam và các trò chơi dân gian đánh mảng, cướp cờ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, đánh đu, cầu bập bênh, ném còn... Tại lễ hội còn có các gian trưng bày nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, văn hoá, du lịch… của các địa phương trong tỉnh; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm... Tối ngày 8 tháng Giêng sẽ tổng kết, trao giải các hoạt động của lễ hội.
Hương Lan
Ngày 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng), xã Phú Lai, huyện Yên Thủy tổ chức khai mạc Lễ hội đình Xàm Xuân Giáp Thìn 2024.
Tối 13/2 (tức ngày 4 tháng Giêng), tại sân khấu chùa Tiên xã Phú Nghĩa, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian chào mừng lễ khai hội chùa Tiên Xuân Giáp Thìn 2024.
Trong khuôn khổ Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024, sau Lễ khai hội đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian bao gồm: Trình diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chiêng Mường, múa hát dân ca, chầu văn… của các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Hưng Thi, Phú Thành, Phú Nghĩa, cùng các Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Mạnh Hùng… tại sân khấu chùa Tiên.
Ngày 14/2 (tức mồng 5 tháng Giêng), thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) tổ chức khai hội đu mường Vôi xuân Giáp Thìn – 2024. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham gia, trải nghiệm các hoạt động.
Tối 14/2 (nhằm mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2024) tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề "Sáng mãi hào khí cờ đào”.
Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427 - 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.