Năm nay, lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 sẽ diễn ra đúng dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).
Đây là dịp để tôn vinh các tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc, cũng là dịp để động viên, cổ vũ đội ngũ những người làm báo không ngừng phấn đấu để cùng ra sức xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từng giờ, từng ngày, những tác phẩm báo chí chất lượng vẫn đang được viết tiếp bởi thế hệ những nhà báo yêu nghề, giàu bản lĩnh.
Giải báo chí Quốc gia đã bước sang mùa giải thứ 18 đồng hành cùng đời sống báo chí. Có thể nói rằng, đây là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo Việt Nam.
Sau quá trình thẩm định, chấm thi, 122 tác phẩm xuất sắc đã giành Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII, từ 1.905 tác phẩm dự thi.
"Ba từ mà tôi cảm nhận được rất rõ khi đọc, nghe, xem những tác phẩm báo chí tham dự Giải Báo chí Quốc gia lần này, đó là trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần tận hiến. Tự hào về những đồng nghiệp của mình, những người đang là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa", PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, nhận định.
Theo đánh giá của Hội đồng giải, các tác phẩm dự giải đã bám sát các chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các mặt của đời sống trong năm 2023. Trong đó, tinh thần dấn thân, đấu tranh với cái xấu là mảng đề tài được nhiều phóng viên, nhóm phóng viên dày công theo đuổi.
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII vinh danh 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích.
"Trước khi làm bất kỳ việc gì, chúng tôi tính toán rất kỹ. Khi vào vai một chủ buôn gỗ, ngồi ăn cơm với họ, xung quanh có nhiều camera, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị lộ, rất nguy hiểm", nhà báo Hoàng Văn Chiên, Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông thôn ngày nay, chia sẻ.
"Nguy hiểm nhất là có sự va chạm, đối mặt với những đối tượng khai thác lâm sản trái phép", nhà báo Võ Công Tuấn, Đài PT-TH Thừa Thiên Huế, cho hay.
Không chỉ ghi nhận phản ánh, điều tra, nhiều tác phẩm được các tác giả dày công theo đuổi và nghiên cứu, có thể lên tới hàng chục năm trước khi đưa tới công chúng.
"Có những hình ảnh chúng tôi đã quay từ năm 2015, có những nhân vật chúng tôi đã phải thuyết phục rất lâu thì họ mới đồng ý xuất hiện, chia sẻ trong bộ phim này", nhà báo Nguyễn Kiều Liên Phương, Đài PT-TH Phú Thọ, cho biết.
Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan tỏa, ảnh hưởng trong xã hội.
"Có một số tác phẩm sau khi được xuất bản, phát hành thì cũng đã đánh động được các cơ quan chức năng vào cuộc. Cũng có nhiều vụ việc với sự tìm tòi phát hiện những nhân tố tích cực, những người tốt, việc tốt trong xã hội thì cũng đã được các cơ quan chức năng, tôn vinh những nhân vật mà báo chí đã nêu", ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, thông tin.
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII vinh danh 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích, tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề cho các phóng viên, nhà báo trong hành trình xây dựng nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Theo VTV.VN
Đình Xàm thuộc xóm Xàm, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy, là ngôi đình lớn, được xây dựng vào thập niên 70 - 80 của thế kỷ XVIII, thuộc nhóm sớm nhất nhì của tỉnh Hòa Bình. Từ năm 1954, đình ít được quan tâm bảo tồn, đến năm 1986 đình bị hư hỏng hoàn toàn, may mắn nhiều hiện vật quý của đình Xàm được nhân dân địa phương lưu giữ.
Những chùm pháo hoa bế mạc Festival Huế 2024 thổi những ngày rộn rã lên trời, cũng là lúc những người gắn mình với các kỳ Festival Huế tìm nhau. Qua 12 kỳ festival diễn ra ở Huế, đã có những lễ hội khép lại trong niềm vui, nhưng cũng có đôi lần họ kêu gọi cần sự cảm thông, chia sẻ.
Những ngày hè này thật sôi nổi, vui nhộn với đoàn viên, thanh niên và các thiếu nhi xã Hợp Thành (thành phố Hòa Bình). Tận dụng khoảng sân trước trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các đội viên tập nghi thức đội; từng động tác đều, đẹp, dứt khoát. Gần đó, trên sân vận động xã, các đoàn viên, thanh niên lớn hơn hò reo luyện tập các trò chơi dân gian, cắm trại thử. Tận dụng những vật liệu sẵn có của địa phương, mô hình cổng trại của Đoàn xã Hợp Thành đang được hoàn thiện, trang trí những chi tiết cuối cùng. Từ Hợp Thành, xuôi Thịnh Minh, qua Phúc Tiến rồi ngược lên các phường trung tâm của thành phố Hòa Bình như Đồng Tiến, Phương Lâm, Tân Thịnh… không khí chuẩn bị cho Trại hè Thanh thiếu nhi thành phố Hòa Bình năm 2024 rất sôi nổi. Cũng khá lâu rồi, đoàn viên, thanh thiếu nhi thành phố Hòa Bình mới có hoạt động tháng 6 sôi động như thế này.
Nghỉ hè là dịp trẻ em được vui chơi, tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí. Thư viện là một trong những điểm được nhiều phụ huynh lựa chọn đưa con đến mỗi dịp nghỉ hè. Nắm bắt được nhu cầu đó, thời gian qua, Thư viện tỉnh đã đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi, góp phần hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho các em.
Khu dân cư số 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) có 199 hộ với 759 nhân khẩu. Những năm qua, nhân dân đồng lòng, tích cực hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), góp phần tạo sự thay đổi về diện mạo, đời sống người dân.
Tối 12/6, tại Điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế, thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, khép lại một chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sôi nổi để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.